Phƣơng pháp sắc kỷ lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định dư lượng tetrmethrin, permethrin, phenothrin và fenvalerate trong nước nuôi trồng thủy sản ở huyện châu phú an giang bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC MS) (Trang 25)

4. Nội dung nghiên cứu

1.4.4Phƣơng pháp sắc kỷ lỏng hiệu năng cao (HPLC)

1.4.4.1. Cơ sở lý thuyết

HPLC là chữ viết tắt của 04 chữ cái đầu bằng tiếng Anh của phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography), trƣớc kia gọi là phƣơng pháp sắc ký lỏng cao áp (High Pressure Liquid Chromatography).

Phƣơng pháp này ra đời từ năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phƣơng pháp sắc ký cột cổ điển. Hiện nay phƣơng pháp HPLC ngày càng phát triển và hiện đại hóa cao nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành chế tạo máy phân tích. Hiện nay nó áp dụng rất lớn trong nhiều ngành kiểm nghiệm đặc biệt là ứng dụng cho ngành kiểm nghiệm thuốc. Và nó hiện là công cụ đắc lực trong phân tích các thuốc đa thành phần cho phép định tính và định lƣợng.

Theo cơ chế chia tách một hỗn hợp phụ thuộc vào tính chất động học của chất hấp phụ của sắc ký, ngƣời ta phân ra các loại sau đây:

- Sắc ký phân bố - sắc ký chiết (LLC).

- sẳc ký trao đổi ion (IE-HPLC).

- Sắc ký rây phân tử - sắc ký gel (IG-HPLC).

Ƣu điểm của HPLC:

- Điều kiện phân tích khá dễ dàng.

- Dễ dàng thu hồi chất phân tích với độ tinh khiết cao. - Độ lặp lại cao.

- Thƣờng không phân hủy mẫu.

1.4.4.2. Nguyên tắc của quá trình sắc ký trong cột

Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phƣơng pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã đƣợc phân chia dƣới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã đƣợc biến đổi bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp thụ, phân bố, trao đổi ion hay phân loại theo kích cỡ (Rây phân tử). Quá trình sắc ký dựa trên sự hấp phụ mạnh, yếu khác nhau của pha tĩnh đối với các chất tan và sự rửa giải (phản hấp phụ) của pha động để kéo chất tan ra khỏi cột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định dư lượng tetrmethrin, permethrin, phenothrin và fenvalerate trong nước nuôi trồng thủy sản ở huyện châu phú an giang bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC MS) (Trang 25)