Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng (Trang 75)

Sau khủng hoảng, hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng TMCP ở Việt Nam nói riêng đang lo thiếu nhân lực có chuyên môn cao để phát triển các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Do sau khủng hoảng, chắc chắn nhu cầu về sản phẩm phòng ngừa rủi ro và những yêu cầu an toàn cho ngân hàng sẽ ngày càng khắc nghiệt. Nhưng công tác đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này lại không rầm rộ như đào tạo nhân sự cho chứng khoán, nên thiếu hụt là điều chắc chắn và có thể thấy trước.

Nghiên cứu của khoa Tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2007 cũng cho thấy rằng vấn đề nhân sự cũng là một trở ngại khi triển khai sản phẩm phái sinh. Nhiều ngân hàng TMCP cũng thiếu luôn nhân lực lo chuyện sáp nhập, mua lại. Hiện nay, dù một số ngân hàng TMCP có dùng dịch vụ tư vấn thuê ngoài, cũng vẫn cần có người trong nội bộ thạo về chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu.

Cuối cùng là thiếu nhân sự có khả năng dự báo. Bây giờ dự báo kém đã trở thành chủ đề của kinh tế quốc gia chứ không chỉ riêng ngành tài chính - ngân hàng. Qua một năm mà người ta cảm thấy tác hại của dự báo kém đến mức nào thì điều đó chứng tỏ công tác dự báo chính xác trở nên quan trọng như thế nào. Các ngân hàng TMCP trong nước cũng hiểu rằng phải đầu tư nhiều hơn cho lực lượng chuyên gia dự báo định lượng giỏi, về lãi suất, về tỷ giá và chính sách kinh tế nói chung. Nước ngoài thì tuyển chuyên gia tài chính, toán... được đào tạo từ các trường lớn, và đã làm nghiên cứu nhiều về các lĩnh vực dự báo định lượng. Việt Nam thì lĩnh vực đào tạo này mới trở nên được quan tâm rộng rãi không lâu.

Do đó, trong giai đoạn hậu khủng hoảng, thị trường lao động ngành tài chính – ngân hàng rất có thể sẽ xảy ra “làn sóng nhân sự”. Ngành ngân hàng khủng hoảng thiếu nhân lực giỏi là chuyện từ lâu rồi. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, bên cạnh xu hướng co cụm và củng cố của hệ thống ngân hàng, cũng là một cuộc chiến giành giật người tài của các ngân hàng để chuẩn bị cuộc chiến sau khủng hoảng. Điều này dường như cũng đang diễn ra ở Mỹ, khi mà khu vực quỹ đầu cơ (hedge funds), ngân

hàng (banking) và một số định chế tài chính khác cũng đi "săn người" loanh quanh của nhau. Và những tên tuổi mới lên thay thế người cũ giữ vị trí quan trọng và chủ chốt trong một số ngân hàng TMCP ở Việt Nam gần đây hóa ra vẫn là “người quen” trong nghề.

Thật vậy, cuộc chạy đua phát triển giữa các ngân hàng TMCP đã kéo theo nhu cầu nhân lực rất lớn cho ngành ngân hàng. Điều này tất yếu dẫn tới tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là các cán bộ quản lý cấp cao. Nhiều ngân hàng lớn thừa nhận gần đây phổ biến tình trạng ngân hàng TMCP nhỏ hút nhân sự của ngân hàng lớn. Mặc dù, đã có sự phòng bị từ trước nhưng điều này cũng gây khó khăn không ít cho các ngân hàng lớn. Bởi khi kéo được nhân sự giỏi, các ngân hàng có thể kéo cả một lượng khách hàng tiềm năng từ ngân hàng khác qua ngân hàng mình. [17, 31, 39, 41]

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng (Trang 75)