Một số giải pháp đóng góp giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều sang thị trường Mỹ tại công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận - PNCo (Trang 50)

II. Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

4.Một số giải pháp đóng góp giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

sản phẩm nhân hạt điều tại công ty:

4.1. Công ty cần thành lập một phòng Marketing riêng biệt.

Theo thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng việc thành lập phòng Marketing là vô cùng quan trọng và cần thiết. Công tác nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Đặc biệt là đối với thị trường Mỹ, công ty cần có những hoạt động nghiên cứu cụ thể và kĩ lưỡng hơn nữa để có thể tránh được những nguy cơ tiềm ẩn, luôn đe dọa đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Công tác Marketing hiện nay đều do các cán bộ thuộc phòng kinh doanh thực hiện, nhưng rất rời rạc và kém phần chuyên nghiệp. Từ khâu phân tích khách hàng, mua nguyên liệu, thăm dò giá cả, chào hàng, phân phối, nghiên cứu thị trường, phân tích các cơ hội đe dọa, nắm bắt thông tin thị trường… Chúng ta đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời đại công nghệ thông tin, công ty nào làm chủ được nguồn thông tin về khách hàng và thị trường thì sẽ trở thành những công ty hàng đầu trong ngành nghề mà mình hoạt động. Dựa trên việc làm chủ nguồn thông tin, công ty sẽ biết trước được những cơ hội để nắm bắt đồng thời có thể né tránh được những đe dọa. Từ đó công ty luôn ở vị trí chủ động trước những diễn biến của thị trường, ngày càng

Thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường giúp công ty có cơ hội tiếp cận khách hàng để tìm hiểu kĩ lưỡng tập quán kinh doanh cũng như văn hóa trong công tác đàm phán của các thương nhân trên thị trường Mỹ. Thực hiện tốt công việc này là công ty đã có thể tháo bỏ sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Mỹ.

4.2. Công ty cần có kế hoạch đào tạo nhân sự, tổ chức lại phòng kinh doanh:

Công ty hiện nay đang sở hữu một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên lại không đồng đều, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch đào tạo và tái đào tạo nhân sự giúp cải thiện kết quả hoạt động của phòng kinh doanh.

Hiện nay, Phòng kế hoạch kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất tại công ty nhưng nguồn nhân lực phân bổ vào bộ phận này lại thiếu hụt nghiêm trọng. Do đó, công ty cần tuyển dụng thêm nhân sự thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tìm kiếm nguồn hàng mới, các nhà cung cấp nguyên liệu mới, xác định đối tác kinh doanh, thị trường xuất nhập khẩu tiềm năng, xu hướng biến đổi của thị trường nhằm giúp công ty mở rộng thị trường và để hạn chế các rủi ro lệ thuộc vào những khách hàng cố định và những nhà cung cấp nguyên liệu.

Do tình hình thiếu nhân sự nêu trên mà mỗi cán bộ trong phòng đảm nhiệm một mặt hàng, một thị trường riêng biệt. Tình hình này sẽ là một đe dọa cho công ty khi có một cán bộ nào đó thuyên chuyển công tác, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty cần khuyến khíh nhân viên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành: ngoại ngữ, tin học… để trang bị kịp thời các kiến thức cần thiết cho nhân viên trong công ty.

¬ Công ty cần thành lập cho mình một trang web: được đầu tư cả về nội dung và

hình thức. Thông tin về công ty từ hoạt động kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động kinh doanh, chào hàng và đặt hàng qua mạng… phải được cập nhật thường xuyên trên website để

giới thiệu với khách hàng quốc tế một cách chân thực và trực tiếp về mình. Việc làm này là rất cần thiết vì hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là với khách hàng nước ngoài. Hoạt động này cũng là một cách thức cho thấy phương thức kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả của công ty.

4.3. Các chiến lược và kế hoạch cụ thể:

¬ Chiến lược hội nhập về phía sau, chiến lược hội nhập hàng ngang:

Dựa vào số lượng khách hàng quen thuộc có sẵn của công ty trên thị trường Mỹ, uy tín của công ty trên thị trường này, sự phát triển không ngừng của ngành điều cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, công ty có thể mua lại các cơ sở chế biến để hòan thiện công tác xuất khẩu từ khâu mua nguyên liệu đầu vào nhằm tăng doanh thu cho công ty.

Trước mắt, công ty có thể mua lại cổ phần của các cơ sở chế biến này để chi phối hoạt động hoặc tăng khả năng ảnh hưởng đối với các cơ sở này do nguồn vốn của công ty vẫn còn hạn chế do đó đây có thể là một chiến lược mang tính khả thi. Hoạt động này giúp công ty không phải tranh mua điều vào mỗi đầu mùa vụ mà vẫn đảm bảo được nguồn hàng xuất khẩu.

¬ Chiến lược phát triển sản phẩm:

Sản phẩm điều xuất khẩu hiện nay vẫn còn rất ít, đa số vẫn là sản phẩm sơ chế. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất những sản phẩm khác từ điều. Cây điều là cây có nhiều tiềm lực kinh tế: hạt điều có lợi cho sức khỏe, vỏ hạt điều sau khi chế biến nhân còn lấy được tinh dầu, xác vỏ có thể dùng để sản xuất ván ép, than hoạt tính… những sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty nói riêng và ngành điều nói chung. Nhận thấy được tiềm lực của cây điều công ty có thể thực hiện chiến lược hội nhập về phía sau hoặc hội nhập hàng ngang để tiến hành kế hoạch khai thác và sử dụng hiệu quả triệt để lợi ích của cây điều.

¬ Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:

cầu sử dụng đậu tương và đậu phộng đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt nhu cầu tăng rất nhanh tại thị trường Trung Quốc và các quốc gia thuộc vùng Trung Đông. Thị trường này hiện nay rất ít công ty tham gia vào do sản phẩm này hiện nay chưa được nhà nước đầu tư phát triển trên diện rộng. Do đó, dựa vào những thế mạnh nội tại của mình, các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng quốc tế, công ty rất có khả năng thành công. Tuy nhiên, công ty phải luôn thận trọng trong quá trình đàm phán với khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng ở vùng Trung Đông do phong tục tập quán và văn hóa đàm phán kinh doanh có thể có sự khác biệt khá lớn.

¬ Chiến lược phát triển thị trường:

Thị trường Mỹ vẫn là thị trường mục tiêu hàng đầu, tuy nhiên công ty cần có hoạt động marketing nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm khách hàng mới, tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu cho công ty.

Bảng 10: Thị trường xuất khẩu nhân hạt điều năm 2005

Năm 2005 Thị trường

Sản lượng (kg) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%)

Mỹ 78.564 290.560 38,63 Úc 67.160 302.400 40,21 Ấn Độ 15.241 53.760 7,15 Hà Lan 15.876 57.450 7,77 Singapore 15.876 46.230 6,24 Tổng cộng 192.717 750.000 100

Nguồn: Phòng kinh doanh.

Công ty có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều sang các thị trường khác như thị trường Úc. Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy năng lực tiêu thụ của thị trường này rất dồi dào, sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này đang tăng dần qua các năm ở cả hai mặt hàng cà fê và nhân hạt điều. Đối với mặt hàng nhân hạt điều, do thị trường này công ty ít gặp phải các đối thủ cạnh tranh khổng lồ như đối với thị trường Mỹ do đó giá trị xuất khẩu mang lại là cao

hơn tuy sản lượng xuất khẩu thấp hơn sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ (tỷ trọng đạt 40,21%). Trong tương lai, công ty nên chú trọng công tác nghiên cứu thị trường này để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu vì thị trường này có nhiều cơ hội cho công ty, nhu cầu tiêu thụ đang ngày càng tăng, công ty đã có được một lượng khách hàng quen thuộc, yêu cầu về chất lượng sản phẩm không quá khắt khe nhu thị trường Mỹ.

Ngoài ra, các thị trường Châu Âu cũng là thị trường mang lại lợi nhuận cao cho công ty, nhưng do công ty chỉ chú trọng vào thị trường Mỹ nên thả lỏng thị trường này để cho các đối thủ cạnh tranh có cơ hội hớt tay trên. Trong khi đó, thị trường này không tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường Mỹ thì công ty lại không đầu tư hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Chúng ta có thể thấy công ty đang tiến đến thị trường Singapore, một thị trường phát triển với tốc độ chóng mặt, người dân ngày càng có ý thức hơn với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, do đó dự báo tương lai nhu cầu sẽ tăng nhanh. Ngoài ra, công ty cũng nên nghĩ đến việc sản xuất những sản phẩm khác như chocolate điều… có thể bảo quản được lâu và mang đi dễ dàng, nhắm đến lượng khách du lịch khổng lồ đến đất nước này hàng năm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều sang thị trường Mỹ tại công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận - PNCo (Trang 50)