Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều sang thị trường Mỹ tại công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận - PNCo (Trang 29)

II. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm nhân hạt điều trên thị trường Mỹ

4. Kết quả hoạt động kinh doanh

4.2.1. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Bảng 6: Tình hình kinh doanh xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Đvt: USD

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giátrị Tỷ trọng (%) Nhân điều 993.058 58,84 1.222.133 74.71 750.000 55,68 Cà fê 694.624 41,16 413.503 25,29 596.870 44,32 Tổng kim ngạch XK 1.687.682 100 1.635.636 100 1.346.870 100 Tổng kim ngạch XNK 1.795.682 93.98 1.764.636 92,69 2.319.440 58,07

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

0 500 1000 1500 2000 2500 XK XNK

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và vai trò chủ đạo của nó đối với hoạt động ngoại thương của công ty là không thể phủ nhận. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng áp

đảo trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 năm: năm 2003 là 93,98% và năm 2004 là 92,69%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên sang năm 2005, tỷ trọng xuất khẩu nhân hạt điều trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lại giảm đáng kể chỉ còn 58,07%, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều. Mặc dù sản lượng cà fê xuất khẩu vẫn tăng lên nhưng do nhân hạt điều vẫn là mặt hàng chủ lực nên sản lượng xuất khẩu tăng lên của cà fê cũng không thể giúp cải thiện tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân vì sao giá trị xuất khẩu điều của công ty bị giảm sút sẽ được phân tích kĩ lưỡng trong phần thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhân hạt điều tại công ty.

4.2.2. Tình hình xuất khẩu theo thị trường:

Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. Đến thời điểm hiện tại thì công ty đã có quan hệ ngoại thương với hơn 20 bạn hàng, trải rộng từ Chấu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường mục tiêu mà công ty hướng đến. Nhờ có những bạn hàng lâu năm và kinh nghiệm làm ăn trên thị trường này mà sản lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của công ty lại đang giảm dần qua các năm từ 2003 đến năm 2005, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

Đvt: USD

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số Thị trường Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1 Úc 380.000 20,7 340.000 20,78 302.000 22,27 2 Singapore 62.000 3,67 47.000 2,87 45.000 3,34 3 Ấn Độ 70.000 4,14 60.000 3,67 52.000 3,86 4 Đức 60.000 3,5 30.000 1,83 0 0 5 Hà Lan 68.500 4,06 62.000 3,8 52.000 3,86 6 Pháp 350.000 18,84 320.000 19,56 270.000 20,04 7 Đan Mạch 35.000 2,07 32.000 1,93 26.000 1,93 8 Thụy Sỹ 200.000 11,8 180.000 11 152.000 11,28 9 Mỹ 318.182 22,5 416.626 25,47 300.000 22,42 10 Argentina 14.000 1,12 12.000 0,78 0 0 11 Trung Quốc 80.000 4,7 80.800 4,94 90.560 6,72 12 Hàn Quốc 50.000 2,9 55.210 3,37 57.310 4,28 Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.687.682 100 1.635.636 100 1.346.870 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty thực sự đang đứng trước những khó khăn, thử thách lớn mà đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa nhận ra do nhìn chung vào kết quả hoạt động kinh doanh thì công ty đang trên đà phát triển thuận lợi từ những năm đầu thành lập cho tới nay. Năm 2005, do tình hình chung của ngành điều trên thế giới nói chung và ngành điều trong nước nói riêng làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Theo phân tích của các chuyên gia thì do các công ty trong nước chưa giữ được chữ tín với bạn hàng, một điều rất quan trọng trong hoạt động ngoại

thương. Theo những cán bộ công tác lâu năm tại công ty phân tích là do nhu cầu thị trường thế giới trong năm 2005 đã bão hòa, làm cho giá điều thế giới giảm thảm hại, đặc biệt là vào quí III năm 2005, giá điều giảm chỉ còn 3 USD/kg, bảng sau đây giúp ta tham khảo giá điều xuất khẩu trong năm 2005.

Bảng 8: Tham khảo giá nhân hạt điều xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2005

Mã giao hàng Đơn giá (USD) Lượng (kg) Cửa khẩu CIF 6,404 18.251 Tân Cảng

FOB 5,730 15.876 Phước Long

FOB 4,760 15.876 Tân Cảng

FOB 3 15.876 Thủ Đức

Nguồn: Vinanet từ 23 – 28/10/2005

Nhu cầu sử dụng nhân hạt điều cũng rất lớn tại các quốc gia Châu Âu, Úc. Kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều của công ty sang các thị trường này chiếm tỷ lệ khá cao, chỉ sau Mỹ. Sản lượng nhân hạt điều xuất khẩu sang các nước Châu Á không đáng kể do người dân nơi đây vẫn chưa nhận ra được sự bổ dưỡng của sản phẩm này cũng như họ vẫn chưa có thói quen sử dụng chúng trong các bữa ăn hàng ngày. Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng quan hệ ngoại thương với Trung Quốc và Hàn Quốc, nhu cầu ở hai nước này vẫn đang tăng dần, tuy không đáng kể nhưng cũng góp một phần giúp cho tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty khả quan hơn.

Bên cạnh đó công ty cần đặc biệt chú ý đến hai khách hàng là Đức và Hà Lan. Trong năm 2005, công ty không xuất khẩu được một container nhân hạt điều nào qua thị trường này là một dấu hỏi lớn cần được giải đáp. Vì tuy Mỹ là thị trường mục tiêu nhưng công ty vẫn phải luôn luôn tìm kiếm và giữ chân các khách hàng khác để không bị thụ động. Việc Đức và Hà Lan không tìm đến sản phẩm nhân hạt điều của công ty là do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành điều trong nước cũng như ngoài nước. Vấn đề nghiên cứu tiếp thị vẫn bị các doanh nghiệp xuất khẩu nhân hạt

điều trong nước bỏ quên, trong khi đối thủ hàng đầu Ấn Độ vẫn hoạt động hiệu quả, kể cả trong năm 2005, hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều của Ấn Độ vẫn đạt mức kỷ lục là 126.667 tấn. Trong khi đó ngành điều của nước ta lại điêu đứng trong năm 2005 do các doanh nghiệp xuất khẩu không giao hàng đúng hạn cho khách hàng làm mất uy tín của ngành điều nói chung và tác động xấu đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều. Vấn đề này đòi hỏi vai trò quản lý của nhà nước ngày càng có hiệu quả hơn trong tương lai để tình hình xuất khẩu điều ngày càng lạc quan hơn trong năm 2006.

Chương III

Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều tại công ty

I. Quá trình thu mua nguyên liệu:

Vào đầu mùa điều hàng năm, cũng như các doanh nghiệp khác công ty sẽ tiến hành thu mua nhân hạt điều chế biến sẵn để dự trữ trước khi các khách hàng tìm đến. Việc thu mua vào đầu mỗi mùa vụ giúp công ty luôn ở trong thế chủ động trước những diễn biến của thị trường. Công ty có thế mạnh là các kho chứa hàng rộng lớn, điều sau khi được mua về sẽ được chất vào trong kho đợi ngày chất lên container để xuất khẩu. Giá điều biến động thất thường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.

Do việc tranh nhau mua bán vào đầu mùa vụ đã diễn ra như một hiện tượng của thị trường trong nước nên các lái buôn đã chủ động đẩy giá điều thô lên cao với hy vọng giá điều thế giới sẽ tăng, làm lợi cho họ. Tuy nhiên, diễn biến thị trường điều thế giới trong năm 2005 không như mong đợi, giá điều có tăng vào tháng 2 là 5,8 USD/kg nhưng lại giảm liên tục trong các tháng sau đó (4 USD/KG). Vụ việc này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận. Công ty thường sử dụng hai phương thức thu mua nguyên liệu sau:

¬ Phương thức 1: Công ty kí kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị có hàng xuất khẩu:

Khi cần nguồn nguyên liệu để xuất khẩu, công ty sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kinh tế với các cơ sở chế biến trong nước. Công ty có thể liên hệ thông qua điện tín hoặc điện thoại với các đơn vị này để thỏa thuận, đàm phán rồi đi đến sự thống nhất kí kết hợp đồng. Hình thức của hợp đồng này là hợp đồng ủy thác, công ty có nghĩa vụ kí kết hợp đồng ngoại thương với các khách hàng nước ngoài để xuất khẩu nhân hạt điều cho bên ủy thác. Sau đó, công ty sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng ủy thác bằng tỷ lệ

đảm các tiêu chuẩn chất lượng mà công ty yêu cầu. Tuy nhiên, phương thức này ít được công ty thực hiện do công ty đang dần thực hiện xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều trọn gói từ khâu thu mua nguyên liệu. Do trình độ phát triển của ngành điều trong những năm gần đây và số lượng khách hàng quen thuộc trên thị trường Mỹ, công ty đã chuyển sang phương thức sau:

¬ Phương thức 2: Công ty thu mua nguyên liệu thô từ các đơn vị kinh tế trong nước, sau đó thuê gia công cho ra sản phẩm nhân hạt điều theo yêu cầu cụ thể của khách hàng Mỹ:

Với phương thức này, công ty hoàn toàn chủ động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, bảo đảm được thời gian giao hàng, chất lượng hàng hóa, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty… Hoạt động xuất khẩu trực tiếp này giúp công ty khẳng định được năng lực kinh doanh của mình sau khi hoàn tất quá trình cổ phần hóa. Khẳng định năng lực tự doanh sau khi tách ra khỏi sự quản lý của nhà nước, công ty tự tìm kiếm nguồn hàng, tự tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm được doanh thu và lợi nhuận trên cơ sở sự thỏa mãn của khách hàng mà không phụ thuộc vào ai cả.

Việt Nam đang áp dụng công nghệ chao dầu để chế biến nhân hạt điều là công nghệ được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Việt Nam hiện có khoảng 100 cơ sở chế biến, với tổng công suất hơn 400 nghìn tấn/năm, tăng 80,2% so với năm 1999.

Bảng 9: Các cơ sở chế biến điều hiện nay ở Việt Nam

Khu vực Diện tích vùng nguyên liệu (ha) chế biến điều Số cơ sở

Duyên Hải Nam Trung Bộ 73.500 14

Tây Nguyên 28.000 7

Đông Nam Bộ 210.000 65

Đồng bằng sông Cửu Long 38.500 9

Những vùng khác 50.000 10

Tổng cộng 400.000 100

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (25/02/2006)

Công ty đã đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể khi lựa chọn sản phẩm nhân hạt điều của các cơ sở chế biến. Theo đó, các cơ sở chế biến cần đạt được những tiêu chuẩn sản

xuất ISO, GMP, HACCP… vì thị trường xuất khẩu là thị trường Mỹ, do đó các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề sống còn đối với qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Hạt điều thô cần trải qua một quá trình sản xuất căn bản như sau:

Hạt điều thô sau khi thu hoạch được tổ chức phơi trên các sân bêtông nhựa nóng với độ dày thích hợp. Khi hạt điều đạt độ ẩm 10% thì được mang may bao và nhập kho để ủ. Hạt điều thô của Việt Nam có trọng lượng tốt từ 180 – 220 hạt/kg. Hạt điều sau khi được xử lý thì phân thành 4 loại theo kích cỡ A,B,C,D nhằm phù hợp với việc bảo trì các lưỡi dao cắt và để có thể giảm tỷ lệ bể:

Hàng loại A đạt 160 – 180 hạt/kg Hàng loại B đạt 185 – 210 hạt/kg Hàng loại C đạt 240 – 280 hạt/kg Hàng loại D đạt 260 – 300 hạt/kg

Nhân hạt điều được đem sấy để co lại giúp cho việc bóc vỏ thuận lợi hơn. Hình thức sấy tốt nhất hiện nay là sấy bằng hơi nước, đảm bảo cho tỷ lệ bể xuống mức thấp nhất. Với công nghệ chế biến chao dầu như hiện nay, nhóm hàng nguyên đạt tỷ lệ 87% (trong đó nguyên trắng là 45%, nguyên bám 40% và nguyên vàng là 15%) nhóm hàng bể đạt 13% (trong đó bể góc là 30%, bể đôi 60% và bể vụn là 10%). Sản phẩm nhân hạt điều được đóng gói trong bao nhôm hút chân không. Trên bao bì phải ghi các ký hiệu L/C, thường bao gồm: tên hàng, loại hàng, trọng lượng tịnh, ngày sản xuất, nơi sản xuất, cảng đến…

Sau khi tham khảo giá cả của nhiều cơ sở khác nhau, công ty sẽ lựa chọn cơ sở nào có giá hợp lý nhất và đạt được những chất lượng tiêu chuẩn mà thị trường Mỹ yêu cầu.

II. Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 1. Nghiên cứu thị trường: 1. Nghiên cứu thị trường:

Công tác nghiên cứu thị trường là đặc biệt quan trọng, đặc biệt là đối với các công ty hoạt động khinh doanh xuất nhập khẩu. Do mỗi nước có phong tục, tập quán kinh doanh khác nhau, nhu cầu của khách hàng, văn hóa trong giao dịch đàm phán… những vấn đề này buộc công ty cần phải nắm rõ để có thể đạt được những thỏa thuận cần thiết trong quá trình đàm phán và cũng như để có thể hạn chế đựoc những rủi ro xảy đến mà công ty không lường trước.

Chúng ta đang tập trung xem xét cụ thể ở đây là thị trường Mỹ. Như đã nói ở chương I của bài báo cáo thực tập, thị trường Mỹ là thị trường đầy những đòi hỏi khắt khe, đầy ắp các luật lệ, tiêu chuẩn chất lượng của người Mỹ áp đặt cho hàng hóa lại càng cao hơn cả. Đây là những vấn đề mà công ty luôn phải chú ý, mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.

Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, thị trường Mỹ như con nhím bị thương xù gai ra để đề phòng kẻ thù. Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này lại càng phải được kiểm tra kỹ càng hơn. Tuy được các điều khoản của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ hỗ trợ nhưng vấn đề quan trọng vẫn chính là nỗ lực tự thân vận động của doanh nghiệp. Đối với khách hàng Mỹ, khi nhận được đơn đặt hàng của họ công ty sẽ tiến hành các công việc như: nghiên cứu tổng quát thị trường Mỹ, tham khảo giá cả nhân hạt điều trong và ngoài nước vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công ty sẽ thu thập thông tin về đối tác để đánh giá giá trị của các hợp đồng ngoại thương cũng như khả năng hợp tác của các đối tác, bằng cách dựa vào các tiêu chí sau:

̇ Tư cách pháp lý của đối tác, họ có đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng với công ty

hay không, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ký kết hợp đồng. ̇ Khả năng tài chính, trình độ kĩ thuật, lĩnh vực kinh doanh của đối tác. ̇ Uy tín của đối tác ấy trên thương trường.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm qua chủ yếu là với các khách hàng quen thuộc. Công ty đã làm ăn lâu năm với các đối tác Mỹ nên việc lựa chọn đối tác đối với công ty không phải là trở ngại lớn. Tuy nhiên, do tình hình thị trường luôn biến động, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều do ngành điều của Việt Nam đang phát triển không ngừng nên công ty cũng phải ngày càng năng động hơn để không bị giậm chân tại chỗ, dẫn đến phụ thuộc vào những khách hàng cũ.

Từ thực tiễn trên, công ty luôn kết hợp các tiêu chuẩn của một thương nhân và nguyên tắc của công ty trong việc lựa chọn bạn hàng (ưu tiên khách hàng truyền thống, khai thác khách hàng mới, tìm kiếm khách hàng tiềm năng) để lựa chọn đựoc đối tác có thiện chí thực sự.

Nhận xét: Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm để có thể hoàn thành tốt công việc này. Tuy nhiên, công ty hiện nay chưa có được một bộ phận chuyên môn để thực hiện công việc này mà thường nhân viên

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều sang thị trường Mỹ tại công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận - PNCo (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)