Một số cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, cơ chế gây tương tác, cách khắc phục:

Một phần của tài liệu Đánh giá tương tác thuốc bất lợi trên bệnh án điều trị nội trú tại khoa nội tiêu hoá tiết niệu bệnh viện đa khoa TW thái nguyên (Trang 48)

- Phát hiện TTT trong đơn thuốc và đánh giá TTT được xác định bằng phần mềm DRUGREAX Micomedex 2.0 của Thomson Reuters.

6 C Bệnh bạch cầu dạng lympho bán cấp 1 0,57 Bệnh hệ tuần hoàn 1 0,

4.3. Một số cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, cơ chế gây tương tác, cách khắc phục:

1. Tương tác Atorvastatin – fenofibrat làm tăng nguy cơ viêm cơ, vì vậy trong quá trình sử dụng ta cần theo dõi nồng độ creatinin phosphokinase trong huyết thanh.

Theo công văn 5074/QLD-ĐK ngày 05 tháng 04 năm 2013 của Cục Quản lý Dược –Bộ Y tế về việc cập nhật thông tin dược lý thuốc nhóm statin thì trước khi điều trị, xét nghiệm CK nên được tiến hành trong những trường hợp tiền sử bị bệnh cơ do sử dụng statin hoặc fibrat trước đó, Nếu kết quả xét nghiệm CK > 5 lần giới hạn trên của mức bình thường, không nên bắt đầu điều trị bằng statin.

Cơ chế gây tương tác là cơ chế Dược lực học

Cách xử trí là nên tránh phối hợp các thuốc có thể có cùng tính chất trị liệu và sinh học. Tăng tác dụng không mong muốn và có nguy cơ tiêu cơ vân, người kê đơn nên có chiến lược điều trị khác.

2. Ciprofloxacin – insulin - Nguy cơ hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết, cơ chế Dược lực học

Các loại thuốc như ciprofloxacin đôi khi có thểảnh hưởng đến lượng đường trong máu ( cả tăng đường huyết và hạ đường huyết) .Trường hợp nghiêm trọng của hạ đường huyết đã dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong. Vì vây trong quá trình sử dụng có thể cần điều chỉnh liều lượng hoặc theo dõi thường xuyên hơn lượng đường trong máu để sử dụng một cách an toàn cả hai thuốc.

3. Codein – diazepam - Tăng nguy cơ suy hô hấp, cơ chế Dược lực học

Xử lý nguy cơ này cần điều chỉnh liều hai thuốc, khi cần phải phối hợp. Không dùng ở người lái xe và người vận hành máy. Không nên uống rượu và không tự ý dùng thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.

4. Furosemid – gentamicin - Tăng nồng độ gentamicin trong huyết tương và mô gây tăng độc tính trên tai và thận, cơ chế Dược động học

Nên cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi sử dụng.Có thể cần điều chỉnh liều lượng hoặc theo dõi chức năng thận nếu phải sử dụng cả hai loại thuốc.

5. Atropin – kali - Nguy cơ gây tổn thương đường tiêu hóa, cơ chế Dược lực học

6. Perindopril – kali làm tăng kali máu

Cơ chế của tương tác là dược lực học. Thuốc ức chế men chuyển là nhóm thuốc có tác dụnh ức chế men Angiotensinogen làm cho Angiotensin I không chuyển thành dạng Angiotensin IInlà dạng có hoạt tính, do đó làm giảm tiết Aldosteron, giảm thoái giáng Bradylkinin mà Aldosteron là chất có tác dụng giữ nước, điều hoà trao đổi Natri và kali ở ống thận. Khi giảm Aldosteron sẽ dẫn tới thiếu một lượng lơn Natri gây ứ động Kali. Kali là cation chủ yếu trong tế bào có hàm lượng từ 3,5- 5,0 ml/l. Khi nồng độ kaili tăng hoặc giảm đều có ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Khi phối hợp thuốc ức chế men chuyển với muối kali sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu, điều này có thể dẫn tới ADR nghiêm trọng như nhịp tim không đều thậm trí ngừng tim ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh mắc kèm như là bệnh đái tháo đường hoặc trên bệnh nhân suy tim.

Cách xử trí là không phối hợp kali với các thuốc có thể gây tăng Kali máu, trong trường hợp bắt buộc phải phối hợp cần theo dõi thường xuyên chức năng thận và nồng độ kali máu của bệnh nhân.

7. Amitriptylin – metoclopramid làm tăng nguy cơ các phản ứng ngoại tháp và hội chứng an thần kinh ác tính

Cơ chế Dược lực học.

Cách xử trí là tìm kiếm sự thay thế cho sự kết hợp này khi có thể. Theo dõi bệnh nhân nhận thuốc chống trầm cảm ba vòng và

metoclopramide với các dấu hiệu của triệu chứng ngoại tháp, hội chứng thần kinh ác tính và hội chứng serotonin.

8. Amitriptylin – cotrimoxazol - Tăng nguy cơ độc tính tim mạch (kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ngừng tim), cơ chế Dược lực học

Cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi sử dụng, nên xem xét một loại thuốc khác thay thế.

Một phần của tài liệu Đánh giá tương tác thuốc bất lợi trên bệnh án điều trị nội trú tại khoa nội tiêu hoá tiết niệu bệnh viện đa khoa TW thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)