Số bắp trên cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh tuyên quang (Trang 58)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.5.1. Số bắp trên cây

Số bắp/cây là một yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Bắp ở trên do nằm ở vị trắ cao hơn nên được thụ phấn thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới.

Tắnh nhiều bắp có tương quan thuận với khả năng chống chịu, đặc biệt trong điều kiện môi trường bất thuận như nóng, lạnh, hạn, úng, gẫy đổ, đất xấu và mật độ gieo trồng dày...

Khi tăng tắnh nhiều bắp làm giảm số cây vô hiệu gây ra bởi điều kiện gieo trồng dày, tăng tắnh chống đổ của cây. Đối với các giống ngô làm rau thì càng nhiều bắp càng tốt, còn với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là một bắp/cây để dinh dưỡng được tập trung vào hạt sẽ làm cho năng suất cao hơn.

Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thắ nghiệm trong vụ Xuân 2013 tại Tuyên Quang

Giống Số bắp/cây (bắp) Hàng/ bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (Tạ/ha) SSC91010 0,98ns 13,5 29,7 302,0 67,3ns 57,8ns SSC110474 1,00ns 13,6 34,0 311,0 82,0ns 68,9ns SSC10509 0,96* 13,5 30,7 306,0 69,4ns 59,0ns SSC90867 0,95* 12,4 30,4 302,0 61,7* 49,3* SSC100437 0,93* 13,4 30,1 300,0 64,3* 55,5ns NK67 (Đ/C) 1,00 13,9 31,4 309,0 77,2 62,6 P <0,01 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 1,7 4,6 6,3 2,2 8,6 9,8 LSD0.05 0,03 - - - 10,95 10,5

Từ bảng số liệu ta thấy giống ngô thắ nghiệm có số bắp trên cây ở vụ Xuân dao động từ 0,93- 1,00 bắp/cây, các giống SSC91010 và giống SSC110474 có số bắp trên cây tương đương với đối chứng (1,00 bắp/cây). Các giống còn lại có số bắp/cây dao động 0,93- 0,96 bắp/cây, thấp hơn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Ở vụ Đông số bắp/cây dao động từ 0,96- 1,01 bắp/cây. Trong đó, giống SSC110474 có số bắp trên cây tương đương với đối chứng (1,01 bắp/cây), các giống còn lại thấp hơn đối chứng chắc chắn với độ tin cậy 95%.

Qua cả hai vụ thắ nghiệm giống SSC110474 có số bắp trên cây cao nhất (1,00- 1,01 bắp trên cây), đạt tương đương với đối chứng.

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thắ nghiệm trong vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

Giống Số bắp/cây (bắp) Hàng/ bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) KL1000 hạt (g) NSLT (Tạ/ha) NSTT (Tạ/ha) SSC91010 0,96* 13,2 31,7 310,0 71,3* 62,0* SSC110474 1,01ns 13,7 33,1 320,0 84,0ns 71,6ns SSC10509 0,97* 13,3 31,1 315,0 72,4* 60,8* SSC90867 0,96* 13,2 31,8 302,3 69,4* 63,4* SSC100437 0,97* 13,3 32,5 313,0 74,2ns 63,9* NK67 (Đ/C) 1,01 13,6 32,6 325,0 82,9 72,6 P <0,01 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 1,4 2,5 4,4 2,6 6,6 7,1 LSD0.05 0,02 - - - 9,05 8,5 3.5.2. Số hàng trên bắp

Đây là chỉ tiêu do giống quy định, ắt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái.

Số hàng trên bắp của các giống ngô thắ nghiệm dao động từ 12,4- 13,6 hàng/bắp ở vụ Xuân và từ 13,2- 13,7 hàng/bắp vụ Đông. Kết quả xử lý thống kê cho thấygiá trị P> 0,05 chứng tỏ rằng số hàng trên bắp của các giống ngô trong hai vụ thắ nghiệm đều tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

3.5.3. Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng được đo ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp, số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tắnh di truyền của giống, các yếu tố ngoại cảnh, quá trình thụ phấn, thụ tinh, khoảng cách giữa tung phấn với phun râu.

Từ bảng số liệu ta thấy các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân có số hạt trên hàng biến động từ 29,7- 34,0 hạt/hàng và vụ Đông có số hạt trên hàng từ 31,1- 33,1 hạt/hàng, tương đương với đối chứng (NK67: 31,4- 32,6 hạt/hàng) ở mức độ tin cậy 95%.

3.5.4. Khối lượng nghìn hạt

Khối lượng 1000 hạt được xác định sau khi đã thu hoạch, khối lượng hạt càng lớn thì năng suất càng tăng và ngược lại. Khối lượng hạt là do đặc tắnh di truyền của giống quy định, tuy nhiên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khắ hậu và các biện pháp kỹ thuật.

Khối lượng nghìn hạt của các giống ngô vụ Xuân dao động từ 300,0- 311,0g, vụ Thu đông biến động từ 302,3- 320,0g. Các giống đều có khối lượng nghìn hạt tương đương đối chứng ở độ tin cậy 95%.

3.5.5. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng về năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định, năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp/cây, hàng/bắp, hạt/hàng, khối lượng nghìn hạt, số cây/m2.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Trong vụ Xuân, năng suất lý thuyết của các giống ngô thắ nghiệm dao động từ 61,7- 82,0 tạ/ha. Trong đó giống SSC90867 và giống SSC100437 có năng suất lý thuyết (61,7- 64,3 tạ/ha) thấp hơn so với đối chứng (77,2 tạ/ha) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Vụ Đông các giống tham gia thắ nghiệm có năng suất lý thuyết biến động từ 69,4- 84,0 tạ/ha. Các giống SSC110474 và giống SSC100437 có năng suất lý thuyết dao động từ 74,2- 84,0 tạ /ha cao tương đương với đối chứng (82,9 tạ/ha) ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết thấp hơn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Như vậy qua cả hai vụ thắ nghiệm thì giống SSC110474 đều cho năng suất cao và ổn định nhất so với các giống tham gia thắ nghiệm, biến động từ 82,0- 84 tạ/ha.

3.5.6. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thắch hợp. Do vậy, trong cùng một điều kiện khắ hậu, đất đai, cùng chế độ chăm sóc như nhau, những giống nào phù hợp thì mới có khả năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao.

Qua bảng 3.7 và 3.8 cho thấy:

Năng suất thực thu của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân 2013 dao động từ 49,3 - 68,9 tạ/ha. Dựa vào kết quả xử lý thống kê cho thấy giống SSC90867 có năng suất thấp nhất (49,3 tạ/ha), thấp hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất biến động từ 55,5 - 68,9 tạ/ha, tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 SSC 91010 SSC 110474 SSC 10509 SSC 90867 SSC 100437 Giống Tạ/ha NSLT NSTT

Hình 3.3: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 SSC 91010 SSC 110474 SSC 10509 SSC 90867 SSC 100437 Giống Tạ/ha NSLT NSTT

Hình 3.4: Biểu đồ năng suất lýthuyết và năng suất thực thu của các giống ngô

thắ nghiệm vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

Ở vụ Đông 2013, các giống có năng suất biến động từ 60,8 - 71,6 tạ/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy giống SSC110474 có năng suất thực thu cao nhất và tương đương với đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Nhìn vào hệ số biến động CV% (7,1 Ờ 9,8%) cho thấy năng suất thực thu biến động tương đối nhiều (1,8 Ờ 14,1 tạ/ha) qua hai vụ thắ nghiệm, chứng tỏ năng suất bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố, đặc biệt là điều kiện ngoại cảnh.

Như vậy, giống SSC110474 qua cả hai vụ thắ nghiệm đều cho năng suất tương đối cao và ổn định so với các giống trong thắ nghiệm dao động từ 68,9- 71,6 tạ/ha.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

- Các giống ngô thắ nghiệm cóthời gian sinh trưởng biến động từ 112- 115 ngày ở vụ Xuânvà từ 105- 107 ngày vụ Đông, các giống đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung ngày phù hợp với công thức luân canh tại Tuyên Quang.

- Các giống đều có chiều cao cây trung bình, số lá và chỉ số diện tắch lá cao, ổn định qua hai vụ thắ nghiệm. Giống SSC110474 có chiều cao cây, số lá và chỉ số diện tắch lá tốt nhất và tương đương với đối chứng.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai mới chọn tạo đều khá, bị nhiễm sâu đục thân, sâu đục bắp và bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ. Giống SSC110474 được đánh giá là có khả năng chống chịu tương đối tốt hơn so với các giống trong thắ nghiệm.

- Giống SSC110474 qua cả hai vụ thắ nghiệm đều cho năng suất (68,9- 71,6 tạ/ha) tương đối cao và ổn định so với các giống trong thắ nghiệm.

2. Đề nghị

Từ những kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển, đặc tắnh chống chịu và năng suất của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân 2013 và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang. Chúng tôi có đề nghị như sau:

Tiếp tục nghiên cứu và mở rộng diện tắch khảo nghiệm đối với giống SSC110474.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá trị công tác và giá trị sử dụngQCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT. 2. Vi Hữu Cầu, Phan Thị Vân (2013), ỘNghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát

triển và mối tương quan giữa các chỉ tiêu nông học với năng suất của một số giống ngô lai tại Thái NguyênỢ, Tạp chắ Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 107, Số 07, Tr. 103 - 107.

3. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2014.

4. Bùi Mạnh Cường và cs (2006), ỘChuyển đổi dòng ngô thường thành dòng PQM bằng phương pháp nuôi cấy bao phấnỢ, Tạp chắ nông nghiệp và phát triển nông thôn,(kỳ 1), tr. 28-30.

5. Bùi Mạnh Cường (2007), ỘCông nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngôỢ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội , tr.43.

6. Trần Văn Điền, Ngô Thế Tuyến Dũng (2014), ỘNghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại tỉnh Tuyên QuangỢ,Tạp chắ Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 119, Số 05, Tr. 41 - 45.

7. Phan Xuân Hào (2008), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam,Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương.

8. Phan Xuân Hào, Trần Trung Kiên (2004), ỘKết quả khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng Protein cao tại Thái NguyênỢ, Tạp chắ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 1/2004, Tr. 29 Ờ 31.

9. Phan Xuân Hào, Đỗ Tuấn Khiêm,Trần Trung Kiên (2008), ỘKết quả khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng Protein cao (QPM) vụ Xuân và vụ Thu Đông 2004 - 2005 tại Thái NguyênỢ, Tạp chắ Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, 3(47) tập 2 năm 2008, Tr. 55 Ờ 61.

10. Nguyễn Thế Hùng, Phùng Quốc Tuấn (1997), So sánh một số giống mới trong vụ xuân vùng Gia Lâm, Hà Nội, Thông tin Khoa học kĩ thuật nông nghiệp.

11. Nguyễn Thế Hùng và cs (2006),Giáo trình kỹ thuật trồng cây màu, NXB Hà Nội.

12. Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung Kiên (2005), "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô chất lượng Protein cao vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên", Tạp chắ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tháng 10/2005, Tr. 23 Ờ 26.

13. Nguyễn Khôi (2008),Chọn tạo thành công hàng chục giống cây trồng mới,Tạp chắ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 39/2008.

14. Trần Trung Kiên (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, 2009.

15. Trần Trung Kiên, Triệu Thị Huệ, Lê Kiều Oanh, Dương Ngọc Hưng (2013), ỘNghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới chọn tạo tại Thái NguyênỢ, Tạp chắ Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 111(11)/2013, Tr. 19 Ờ 27.

16. Trần Trung Kiên, Nguyễn Thị Quyên, Thái Thị Ngọc Trâm (2013), ỘKết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013 tại huyện vị xuyên, tỉnh Hà GiangỢ, Tạp chắ Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 111(11)/2013, Tr. 43 Ờ 50.

17. Trần Trung Kiên, Thái Thị Ngọc Trâm, Hoàng Minh Công (2013), ỘKết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung du miền núi phắa BắcỢ, Tạp chắ Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 107, Số 07, Tr. 83 - 89.

18. Nguyễn Thị Lân, Sùng Mắ Thề, Lê Sỹ Lợi (2014), ỘNghiên cứu lựa chọn giống ngô lai cho vùng núi đá huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà GiangỢ,Tạp chắ Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 118, số 04, Tr. 89 Ờ 94.

19. Đỗ Thị Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bắch Thảo (2004), Giáo trình phương pháp thắ nghiệm đồng ruộng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

20. Taktjan (1977), Những nguyên lý tiến hóa của thực vật hạt kắn, Nxb Khoa học kỹ thuật, Nguyễn Lộc dịch, Hà Nội.

21. Ngô Thị Minh Tâm (2004), Phối hợp chỉ thị phân tử trong việc đánh giá đặc điểm năng suất của một số tổ hợp ngô lai triển vọng,Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

22. Ngô Hữu Tình (1999),Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang được sử dụng ở Việt Nam,Viện nghiên cứu ngô.

23. Ngô Hữu Tình (2003),Giáo trình cây Ngô, Nxb Nghệ An.

24. Ngô Hữu Tình (2009),Chọn lọc và lai tạo giống ngô, Nxb Nông nghiệp.

25. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Võ Đình Long, Bùi Mạnh Cýờng, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng (1997), Cây ngô, nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Tổng cục thống kê, 2014.

27. Mai Xuân Triệu (2013), ỘNghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh giai đoạn 2011 - 2013Ợ,Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất,

ngày5 Ờ 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 354 Ờ 363.

28. Mai Xuân Triệu, Vương Huy Minh (2013), ỘKết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu Ngô giai đoạn 2011 Ờ 2013Ợ,

Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất,ngày5 Ờ 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 131 Ờ 135.

29. Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Văn Viết (2013), ỘKết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2011 Ờ 2013 và định hướng ưu tiên đến 2020 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt NamỢ, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày5 Ờ 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 33 Ờ 48.

30. Trần Hồng Uy, (1997), Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của Viện Nghiên cứu Ngô tại Hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai (1992-1996). 31. Trần Hồng Uy (1999),Ngô lai và sự phát triển của nó trong quá khứ - hiện tại

32. Lương Văn Vàng (2013), ỘNghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khănỢ,

Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ nhất,ngày5 Ờ 6/9/2013 tại Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr. 345 Ờ 353.

33. Viện nghiên cứu ngô (1996),Kết quả nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống ngô, giai đoạn 1991- 1995,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Nguyễn Văn Vinh, Trần Trung Kiên, Thái Thị Ngọc Trâm (2013), ỘNghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh Hà GiangỢ,

Tạp chắ Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 111(11)/2013,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh tuyên quang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)