5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2.2. Chiều cao đóng bắp
Chiều cao đóng bắp của các giống trong vụ Xuân dao động từ 85,0- 101,5cm. Trong đó, giống SSC110474 và giống SSC10509 có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng (NK67- 104,1cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Vụ Đông chiều cao đóng bắp dao động từ 86,1- 103,3cm. Giống SSC110474 có chiều cao đóng bắp cao nhất (103,3cm) tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, các giống còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với đối chứng.
Qua hai vụ giống SSC110474 đều có chiều cao đóng bắp cao nhất và tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
0 50 100 150 200 250 SSC 91010 SSC 110474 SSC 10509 SSC 90867 SSC 100437 Giống Cm Chiều Cc VX13 chiều cao Đb VX13 Chiều Cc VĐ13 Chiều cao Đb VĐ13
Hình 3.1: Biểu đồ chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thắ
nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang 3.2.3. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Vì vậy đây là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho năng suất của một giống. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tắnh di truyền của giống và chế độ canh tác.
Ở vụ Xuân 2013, các giống ngô thắ nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 13,5 - 16,4 cm. Trong đó, giống SSC10509 và giống SSC90867 có chiều dài bắp thấp hơn so với đối chứng (16,3 cm) ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều dài bắp tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Vụ Đông các giống ngô có chiều dài bắp biến động từ 13,8- 15,8 cm. Trong đó, giống SSC10509 và SSC100437 có chiều dài dài bắp (13,8- 14,5 cm) thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều dài bắp (14,9- 15,8 cm) tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.3. Chiều dài bắp, đường kắnh bắp và độ bao bắp của các giống thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang
Giống Chiều dài bắp (cm) Đường kắnh bắp (cm) Độ bao bắp (điểm 1- 5) X2013 Đ2013 X2013 Đ2014 X2013 Đ2014 SSC91010 15,8ns 14,9ns 4,2 4,0* 2 2 SSC110474 16,4ns 15,8ns 4,5 4,4ns 2 2 SSC10509 13,5* 13,8* 4,2 4,1* 2 2 SSC90867 15,2* 15,0ns 4,2 4,0* 2 2 SSC100437 15,9ns 14,5* 4,3 4,2* 2 2 NK67 (Đ/C) 16,3 15,7 4,4 4,5 2 2 P <0,01 <0,01 >0,05 <0,01 CV(%) 2,3 2,9 3,5 2,2 LSD.05 0,6 0,8 - 0,2 3.2.4. Đường kắnh bắp
Đường kắnh bắp là yếu tố quyết định số hạt/bắp. Đường kắnh bắp được đo ở phần giữa bắp; chỉ tiêu này biến động chủ yếu do yếu tố giống và kết quả của quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô quyết định. Đường kắnh bắp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, đường kắnh bắp lớn hạt nhiều nên có khả năng cho năng suất cao. Tuy nhiên đường kắnh bắp còn phụ thuộc vào độ lớn của lõi ngô.
Đường kắnh bắp của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân 2013 dao động 4,2 - 4,5 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác giữa các giống với đối chứng, đường kắnh bắp của các giống đều tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Vụ Đông 2013, đường kắnh bắp của các giống ngô thắ nghiệm dao động từ 4,0 - 4,4 cm. Giống SSC110474 có đường kắnh bắp tương đương với đối chứng, các giống còn lại có đường kắnh bắp nhỏ hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
3.2.5. Độ bao bắp
Độ bao bắp hay còn gọi là độ che kắn bắp, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ bắp. Nếu bắp được bao kắn thì khả năng bảo vệ bắp tốt, ngăn chặn được sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ngược lại bắp không được bao kắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hại. Độ bao bắp được đánh giá trước khi thu hoạch theo thang điểm từ 1-5.
Các giống ngô thắ nghiệm có độ bao bắp qua hai vụ thắ nghiệm được đánh giá điểm 2, bao kắn bắp và tương đương với giống đối chứng.
3.2.6. Số lá trên cây
Số lá trên cây là đặc điểm tương đối ổn định chủ yếu phụ thuộc vào giống, có quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trưởng. Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngô, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khắ, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt, quyết định 90-95% năng suất cũng như phẩm chất hạt. Ngoài ra, số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tắch. Đối với cây ngô, số lá trên cây ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.
Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy:
Ở vụ Xuân 2013, các giống có tổng số lá trên cây biến động từ 18,0- 18,7 lá/cây. Các giống đều có số lá trên cây tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Vụ Đông 2013, các giống có số lá trên cây dao động từ 16,4 Ờ 19,0 lá. Giá trị P< 0,05 chứng tỏ có sự sai khác giữa các giống về số lá so với đối chứng và mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD.05) là 1,2 lá/cây. Trong đó, giống SSC90867 có tổng số lá thấp nhất (16,4 lá), các giống còn lại có tổng số lá trên cây tương đương với đối chứng NK67 (19,1 lá) ở độ tin cậy 95%.
3.2.7. Chỉ số diện tắch lá
Chỉ số diện tắch lá được đo bằng m2lá/m2đất, là đại lượng đặc trưng cho diện tắch lá cao hay thấp (LAI). Nisiporovich đã chứng minh rằng 90-95% chất khô tắch lũy trong đời sống cây trồng được tạo ra do quang hợp, trong đó diện tắch lá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn để tăng cao năng suất sinh vật học. Nâng cao chỉ số diện tắch lá
là cơ sở nâng cao năng suất cây trồng. Số lá, độ lớn của lá tạo nên diện tắch lá. Diện tắch lá trung bình của 1 cây ngô là 600 cm2. Sự tăng trưởng diện tắch lá ở cây trồng tuân theo quy luật: thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con diện tắch lá thấp sau đó tăng dần và đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa rồi giảm dần cho đến khi thu hoạch. Chỉ số diện tắch lá tối ưu của ngô là 4m2lá/m2đất. Vì vậy để nâng cao diện tắch lá tối ưu ngoài việc tạo ra giống có bộ lá đứng, góc lá hẹp nhằm tăng mật độ trồng, giảm khả năng che khuất ánh sáng, là mục tiêu của các nhà chọn tạo giống.
Bảng 3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tắch lá của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang
Giống Số lá/cây (lá) Chỉ số diện tắch lá (m2lá/m2đất) VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 SSC91010 18,3 18,6ns 2,87* 3,21ns SSC110474 18,0 19,0ns 3,74ns 3,73ns SSC10509 18,5 18,0ns 3,30ns 3,19ns SSC90867 18,0 16,4* 3,10ns 3,00* SSC100437 18,7 18,0ns 3,22ns 3,21ns NK67 (Đ/C) 19,5 19,1 3,42 3,52 P >0,05 <0,01 <0,01 <0,05 CV (%) 3,4 3,7 5,6 5,9 LSD0.05 - 1,23 0,33 0,36
Các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân có chỉ số diện tắch lá dao động từ 2,87- 3,74 m2lá/ m2đất. Giống SSC91010 có chỉ số diện tắch lá thấp nhất (2,87 m2lá/ m2đất) và thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tắch lá tương đương đối chứng (3,42 m2lá/m2đất), dao động từ 3,10- 3,74 m2lá/m2đất ở mức độ tin cậy 95%.
Ở vụ Đông các giống có chỉ số diện tắch lá biến động từ 3,00- 3,73 m2lá/m2đất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, giống SSC90867 có chỉ số diện tắch lá là 3,00 m2lá/m2đất, thấp nhất và thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tắch lá tương đương với đối chứng (3,52 m2lá/m2đất) ở mức độ tin cậy 95%.
Qua hai vụ thắ nghiệm ta thấy giống SSC110474 có chỉ số diện tắch lá cao nhất so với các giống thắ nghiệm và gần đạt đến chỉ số diện tắch lá (LAI) tối ưu (3,73- 3,74 m2lá/m2đất), là giống có tiềm năng cho năng suất cao.
14.515 15.516 16.5 17 17.5 18 18.519 19.520 SSC91010SSC110474 SSC10509SSC90867SSC100437 Giống lá/cây Số lá/cây VX2013 Số lá/cây VĐ2013
Hình 3.2: Biểu đồ số lá trên cây của các giống ngô thắnghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang