5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thắ nghiệm vụ
Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Sinh trưởng là tiền đề cho phát triển, phát triển lại là cơ sở cho sinh trưởng. Sinh trưởng, phát triển thường xen kẽ nhau trong chu kỳ sống của cây. Trong đó sinh trưởng là sự tăng lên về kắch thước, số lượng như: chiều cao cây, số lá/cây, số lượng rễẦ Phát triển là sự thay đổi về chất ở bên trong của tế bào, các cơ quan dẫn đến sự thay đổi về hình thái, chức năng của cây.
Thời kỳ sinh trưởng của cây ngô được tắnh từ khi hạt nảy mầm đến chắn sinh lý hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của một giống ngô không cố định mà thay đổi theo vùng sinh thái, mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, chế độ thâm canh...
Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.
- Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng - Vegetative (V): Là giai đoạn đầu tiên của cây ngô, được tắnh từ thời kỳ mọc đến thời kỳ trỗ.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tắnh từ phun râu đến chắn sinh lý.
Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây.
Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng sao cho thu được năng suất cao nhất là một việc rất khó khăn. Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồn.g liên quan đến nhiều yếu tố:
Giống, thời vụ, nhiệt độ, nước... Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây ngô có vai trò quan trọng nhằm xác định thời vụ để có biện pháp canh tác thắch hợp.
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang
Giống
Thời gian từ gieo đếnẦ (ngày)
Tung phân Phun râu Chắn sinh lý VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 SSC91010 65 55 66 56 112 106 SSC110474 65 53 66 54 115 105 SSC10509 66 54 67 55 115 107 SSC90867 64 53 65 54 112 105 SSC100437 64 53 65 54 114 106 NK67 (Đ/C) 67 55 68 56 119 110