Sâu đục thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh tuyên quang (Trang 54)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3.1. Sâu đục thân

Là loại sâu gây hại phổ biến trên rất nhiều cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Sâu thường gây hại ở nhiều vùng và mọi mùa vụ trong năm. Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu non tuổi nhỏ ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tắch lá quang hợp, gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xiên thủng lá nõn, ba tuổi trở lên mới đục vào thân. Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm. Sâu gây hại có thể làm năng suất giảm 20-30%.

Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân ngô có liên quan chặt với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khắ hậu quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sâu đục thân ngô. Ở các tỉnh phắa Bắc sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô xuân hè và vụ thu vào các tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 đến tháng 9).

Tỷ lệ bị hại có thể lên tới 70-100%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

Giống Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Sâu đục bắp (điểm 1 - 5) Bệnh khô vằn (%) VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 SSC91010 2 2 3 3 4,2 2,5 SSC110474 2 1 2 2 1,7 1,3 SSC10509 2 2 2 2 3,8 2,5 SSC90867 2 2 3 3 5,8 3,8 SSC100437 2 2 2 2 5,8 3,3 NK67 (Đ/C) 2 1 2 2 2,1 1,7

Các giống ngô bị sâu đục thân gây hại ở mức nhẹ trong vụ Xuân (Điểm 2) tương đương với đối chứng. Vụ Đông bị nhẹ hơn (Điểm 1-2), trong đó giống SSC110474 có tỷ lệ bị sâu đục thân thấp tương đương với đối chứng (điểm 1), các giống còn lại có tỷ lệ cao hơn so với đối chứng (Điểm 2).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh tuyên quang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)