. Chọn: l= 7D
4.3.1.3 Xây dựng đường đặc tính đàn hồi của hệ thống treo sau
Đường đặc tính đàn hồi biểu thị quan hệ giữa lực (Z) thẳng đứng tác dụng lên bánh xe và độ biến dạng của hệ thống treo (f) đo ngay trên bánh xe.
Qua các phần tính toán trên ta đã xác định được: - Độ võng tĩnh: ft2 = 198,2 [mm]. - Độ võng động: fđ2 = 99,1 [mm].
- Tổng hành trình của hệ thống treo: f = 297,3 [mm].
- Tải trọng lớn nhất tác dụng lên bánh xe: Zmax = 4909,9 [N]. - Tải trọng tĩnh tác dụng lên bánh xe: Zt2 = 2805,66 [N].
Khi xe chạy trên đường mấp mô với vận tốc lớn thì hành trình động phải lớn, hệ treo biến dạng. Sau khi hệ treo biến dạng tới (f ) thì cầu xe sẽ tỳ vào ụ cao su làm tăng độ cứng hệ treo.
Đường đặc tính đàn hồi của ụ cao su là phi tuyến .Ụ cao su khi biến dạng cực đại được xác định fcs = (0,35 ÷ 0,40)fđ đối với xe du lịch, theo [3].
Chọn: fcs = 0,35.99,1 = 34,685 [mm].
Biến dạng ụ cao su còn được xác định thông qua chiều cao làm việc của ụ. Khi tính toán thì biến dạng của ụ cao su thường không lấy vượt quá 1/3 chiều cao làm việc của nó. Tức là: fcs = (1/3)hcs . Ta xác định được chiều cao làm việc của ụ cao su:
Trên đồ thị trục hoành biểu thị độ võng (f) của hệ treo, trục tung biểu thị lực Z thẳng đứng tác dụng lên bánh xe.
Đường đặc tính của hệ thống treo là sự kết hợp của đường đặc tính đàn hồi của lò xo và đường đặc tính đàn hồi của ụ cao su, có dạng đoạn thẳng ( do đàn hồi lò xo trụ ) nối tiếp là đoạn đường cong ( do có cộng thêm đàn hồi của ụ tì cao su ).
A C C B O 2805,6 fcs 100 200 300 f[mm] 4909,9 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Z[N] ft=198,2 ft=99,1
Hình 4.6 Đường đặc tính đàn hồi của hệ thống treo cầu sau.