Chụp CT sọ não được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý sọ não, đặc biệt trong chấn thương hoặc những tổn thương xương vùng nền sọ, vòm sọ. Kiểu chụp: cắt nhiều lớp, thường sử dụng phép chụp sọ thường và chụp sọ mô phỏng; Thường trong chấn thương sọ não không cần tiêm thuốc cản quang trừ trường hợp nghi có máu tụ hoặc có vỡ xương ở các vùng xoang tĩnh mạch, hoặc nghi ngờ có u não.
+ Chụp sọ thường đặt ở chế độ không xoắn ốc, chụp CT cho 2 vùng với bề dày lát cắt khác nhau: 3 mm cho vùng dưới lều và 8 mm cho vùng trên lều theo đường OM (đường nối từ lỗ ống tai đến ngoài đuôi mắt). Thông số đầu vào đối với phép chụp này: kVp = 130; mAs =90; chiều dài quét dưới lều 2,5 cm và trên lều 8 cm.
Hình 3.10. Đường OM
+ Chụp sọ mô phỏng: thường sử dụng chế độ chụp xoắn ốc để nghiên cứu đầu khi đột quỵ, u não, chấn thương sọ, teo não, viêm não,… Thông số thường đặt vào: kVp =110; mAs = 120; chiều dài quét thường trong phạm vi hộp sọ, dài ~ 12 cm.
Bảng 3.3. Thông số chụp CT sọ não của máy CT Emotion Duo
Thông số Thông số chụp theo
khảo sát thực tế
Thông số chụp theo tài liệu hướng dẫn của máy
kV 110/130 130
Effective mAs 90 ÷ 120 260
Chuẩn trực 2 x 1,5 / 2x 2,5 / 2 x 4,0 2 x 1,5 / 2 x 4,0 Bề rộng lát cắt (mm) 3,0 / 6,0 / 8,0 3,0 / 8,0
46
Độ dịch chuyển/ vòng quay 3,0 mm/ 8,5 mm 3,0 mm/ 8,5 mm
Thời gian quay 1,5 giây 1,5 giây
Như vậy, thông số chụp cho bệnh nhân trong thực tế thường đặt giá trị mAs nhỏ hơn ½ lần so với tài liệu hướng dẫn sử dụng, hoặc đặt kVp nhỏ hơn khi chụp sọ mô phỏng (kVp =110). Như đã đề cập ở trên, điều này sẽ giúp giảm liều cho bệnh nhân, nhưng có thể làm gia tăng nhiễu hình ảnh.
Hình 3.11. Chụp CT sọ bình thường và Chụp CT sọ mô phỏng
Liều của các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân dựa trên kết quả tính sử dụng phần mềm CT Expo:
Bảng 3.4. Kết quả liều cơ quan và liều hiệu dụng trong chụp CT sọ
Liều các cơ quan (mSv) Liều thấp Liều cao Liều trung bình
Liều các cơ quan Liều thấp
Liều cao
Liều trung bình
Não 14,1 15,7 15,2 ± 0,49 Phần trên ruột già 0,0 0 0
Các tuyến nước bọt 1,5 16,3 4,9 ± 4,62 Tuyến ức 0,0 0,1 0,03 ±0,02 Tuyến giáp 0,4 2,1 0,75 ±0,5 Lá lách 0,0 0,0 0 Vú 0,0 0,0 0 Tuyến tụy 0,0 0,0 0 Thực quản 0,0 0,1 0,03 ± 0,02 Tuyến thượng thận 0,0 0,0 0 Phổi 0,0 0,1 0,03 ± 0,02 Thận 0,0 0,0 0
Gan 0,0 0,0 0 Ruột non 0,0 0,0 0
Dạ dày 0,0 0,0 0 Dạ con 0,0 0,0 0
Phần dưới
ruột già 0,0 0,0 0 Tuyến tiền liệt
0,0 0,0 0
Tinh hoàn 0,0 0,0 0 Túi mật 0,0 0,0 0
47
Bàng quang 0,0 0,0 0 Mô 0,4 2,1 0,75 ±0,5
Tủy xương 1,8 2,1 1,91 ± 0,08 Niêm mạc miệng 1,5 16,3 4,9 ± 4,62
Bề mặt
xương 4,0 5,3 4,34 ± 0,41 Hạch bạch huyết 0,2 0,6 0,32 ± 0,13
Da 0,9 1,4 1,07 ± 0,12 Bắp thịt 0,2 0,6 0,32 ± 0,13
Liều hiệu
dụng E 0,5 0,9 0,58 ± 0,13 Thủy tinh thể 18,1 22,4 20,4 ± 1,55
(Khảo sát trên 10 bệnh nhân, kết quả chi tiết tại Phụ lục)
Trong chụp CT sọ, não và thủy tinh thể nhận giá trị liều cao hơn các cơ quan khác. Liều tương đương thủy tinh thể dao động 18,1 đến 22,4 mSv; liều tương đương não nhận trong khoảng 14,1 đến 15,7 mSv. Các cơ quan khác không nhận liều thấp hơn rất nhiều hoặc không nhận liều; những cơ quan càng ở xa vùng sọ thì ảnh hưởng của bức xạ càng thấp.
Hình 3.12.Liều các cơ quan trong chụp CT sọ
Nhận thấy có sự dao động trong liều của các tuyến nước bọt và niêm mạc miệng khi chụp CT sọ, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chiều dài quét trong thực tế chụp (cụ thể là chụp sọ mô phỏng gây liều cho các cơ quan này cao hơn chụp sọ thường). Liều hiệu dụng bệnh nhân nhận từ 0,5 đến 0,9 mSv (trung bình là 0,58 mSv).