MỨC CHỈ DẪN TRONG CHỤP CHẨN ĐOÁN BẰNG CT

Một phần của tài liệu Liều bệnh nhân trong chẩn đoán x quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT (Trang 44)

Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam đã ban hành một số quy định mức liều chỉ dẫn đối với bệnh nhân chụp CT. Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là giá trị khuyến cáo của liều, suất liều hoặc hoạt độ phóng xạ được dùng tham khảo để kiểm soát chiếu xạ y tế và khi tiến hành công việc trong thực tế, nếu các giá trị này bị vượt quá hay thấp hơn nhiều thì cần có sự xem xét, đánh giá lại để đạt được mức chiếu xạ y tế hợp lý. Trong năm 2014 Việt Nam đã ban hành Thông tư 13/2014/TT-BKHCN trong đó đưa ra mức chỉ dẫn liều cho bệnh nhân trong chụp chẩn đoán CT.

Bảng 2.11. Các quy định về mức chỉ dẫn trong chụp CT tại Việt Nam và trên thế giới

Phép chụp CT Quy định của Việt Nam tại Thông tư 13/2014/TT-BKHCN Quy định của Châu Âu [21] Quy định tại tài liệu BSS 115 của IAEA

Đầu 60 mGy 60 mGy 50 mGy

Ngực - 30 mGy

Cột sống lưng 25 mGy - 35 mGy

Bụng 40 mGy 35 mGy 25 mGy

Khung chậu - 35 mGy

Gan, lá lách, tuyến tụy

37

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ LIỀU BỆNH NHÂN CHỤP CT 3.1.THỐNG KÊ VỀ MÁY CHỤP CT

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đã thực hiện một cuộc khảo sát về tình hình chẩn đoán bằng CT nói chung và cho trẻ em nói riêng tại 40 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi năm 2009. Kết quả cho thấy số lượng cơ sở trang bị máy CT gia tăng trong những năm gần đây, kèm theo số lớp cắt trong chẩn đoán bằng CT cũng tăng lên. Cụ thể từ sau năm 2005, số lượng máy CT được đầu tư chiếm 65% tổng số máy được khảo sát. Trong số các các máy CT được khảo sát, chiếm tỷ lệ cao là các máy chụp cắt lớp có từ 2 đến 40 lát cắt (46%), số lượng máy CT có từ 64 lát cắt trở lên chiếm 31%.[6]

Hình 3.1. Thống kê chủng loại máy CT Hình 3.2. Thống kê số lượng máy CT

Tình hình phát triển ở Việt Nam

Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Cục ATBXHN), trong những năm gần đây, số lượng thiết bị X quang tăng lên một cách nhanh chóng, đa dạng về chủng loại.

Bảng 3.1. Thống kê chẩn đoán X quang tại Việt Nam tính đến năm 2013

Năm Số cơ sở x quang y tế Số thiết bị x quang y tế Số máy CT

2009 2342 3442 200 2010 2861 4381 289 2011 3137 5241 376 2013 3642 6049 407 31% 23% 46% MDCT >= 64 lớp cắt SDCT MDCT với 2-40 lớp cắt 3% 3% 29% 65% trước năm 1996 không rõ 1997-2004 sau 2005

38

Trong năm 2013, trung bình mỗi cơ sở y tế có 1,6 máy X quang. Hàng năm, số lượng thiết bị X quang tăng khoảng 900 máy, gồm nhiều loại khác nhau: X quang răng, X quang di động, tán sỏi, X quang nhũ, CT,…Số lượng máy CT tăng lên mỗi năm xấp xỉ 90 máy, số lượng máy CT năm 2013 đã tăng gấp đôi so với năm 2009.

Hình 3.3. Thống kê số lượng máy CT từ năm 2009 đến 2013 của Cục ATBXHN Nhìn chung, số bệnh nhân làm xét nghiệm X-quang rất đông. Ví dụ ở bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày có khoảng 300 ca chụp X-quang, bao gồm chụp X-quang thông thường, chụp CT, chụp tim mạch [4]. Hiện nay ở các bệnh viện lớn đều trang bị máy CT phục vụ chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật chụp CT ngày càng nâng cao. Tại Bệnh viện 103, hàng năm chụp cắt lớp vi tính cho khoảng 5000 trường hợp, có thể chụp cắt lớp gan 3 thì tiêm thuốc cản quang; có máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc để chụp ống tiêu hoá (dạ dày, khung đại tràng). Bệnh viện Bạch Mai có hệ thống chụp cắt lớp vi tính đa lớp cắt và hệ thống chụp cắt lớp vi tính Somatom Emotion 0,8 giây của hãng Siemen cho một lớp cắt, hệ thống máy CT sensation 64 lát cắt giúp cho việc chẩn đoán các căn bệnh khó trở nên dễ dàng hơn. Bệnh viện trung ương quân đội 108 cũng đã trang bị máy chụp cắt lớp 64 lát, thực hiện chụp CT tái tạo MPR - 3D động mạch chủ bụng - ngực.

3.2.GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ LIỀU

Để tính liều hiệu dụng và liều tương đương của các cơ quan cơ thể khi chụp CT, Luận văn sử dụng chủ yếu phần mềm CT-Expo của Đức. Bên cạnh đó, các kết quả

200 289 376 407 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2009 2010 2011 2013 số lượ ng m áy CT Năm

39

tính được sẽ đối chiếu với kết quả tính quả tính toán của một số phần mềm khác như CT Dose và CT Dosimetry. So sánh với 2 phần mềm này, phần mềm CT Expo tính toán dựa trên nhiều thông số đầu vào hơn như yếu tố giới tính bệnh nhân, độ tuổi bệnh nhân (người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh) và xem xét đến tác động của hiệu ứng quét quá giới hạn (overranging) hoặc quá chùm tia (overbeaming) thường xảy ra khi chụp xoắn ốc; Phần mềm cho phép tính toán liều trên 31 cơ quan khác nhau trong cơ thể.

CT-Expo phiên bản 2.2 là một ứng dụng Excel được viết để tính liều bệnh nhân trong phép kiểm tra chẩn đoán bằng CT. Được dựa trên phương pháp dùng máy vi tính để đánh giá dữ liệu được thu thập ở Đức trong các hoạt động chẩn đoán dùng CT trong năm 1999 và năm 2002. Các phiên bản được cập nhật thường xuyên để tăng cường khả năng tính toán, đưa ra các kết quả tính toán liều bệnh nhân có độ tin cậy cao hơn. Phiên bản 2.2 là phiên bản mới được cập nhật cuối năm 2013, là phiên bản cập nhật nhất hiện nay.

Việc tính toán liều cơ quan và liều hiệu dụng được thực hiện dựa trên hệ số chuyển đổi. Các hệ số này dựa trên cơ sở tính toán bằng cách sử dụng các hình nộm toán học. Các tệp dữ liệu chứa các hệ số chuyển đổi liều không khí - cơ quan để tính liều cơ quan trong cơ thể. Bộ dữ liệu là kết quả tính toán bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo dựa trên các hình nộm theo lứa tuổi, giới tính (gồm nam giới, nữ giới, trẻ em, trẻ sơ sinh). Các thông số cụ thể của hình nộm:

Bảng 3.2. Các thông số cụ thể của hình nộm áp dụng cho phần mềm CT Expo

Thông số Nam Nữ Trẻ em Trẻ sơ sinh

Tuổi Trên 18 tuổi Trên 18 tuổi 7 Tuổi 6 tuần

Chiều cao 170 cm 160 cm 115 cm 57 cm

Chiều dày 20 cm 18,8 cm 17,6 cm 12,2 cm

Cân nặng 70 kg 60 kg 22 kg 4,2 kg

Phần mềm CT-Expo V2.2 cho phép tính toán các đại lượng liều sau đây:

40

 Chỉ số liều trên một lát cắt có tính đến chiều dài quét CTDT volume (CTDI hiệu dụng)

 Liều chiều dài DLP

 Liều các cơ quan

 Liều hiệu dụng (theo ICRP 60 hoặc 103).

Hình 3.4. Giao diện phần mềm CT Expo và Phantom của phần mềm CT Expo

Một phần của tài liệu Liều bệnh nhân trong chẩn đoán x quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)