NHÂN TRONG CHẨN ĐOÁN BẰNG CT
Những tiến bộ trong công nghệ chụp CT đã tiếp tục mở ra các ứng dụng lâm sàng mới, bao gồm cả chẩn đoán bệnh tim. Tần số của kiểm tra CT đang gia tăng nhanh chóng từ 2% tổng các kiểm tra X quang chẩn đoán một thập kỷ trước lên đến đến 10-15% hiện nay tại một số quốc gia. Nguyên nhân là trong những năm 1990, một bệnh nhân chịu khoảng 10 phút cho một phép chụp CT ngực, thì hiện nay chỉ mất một vài giây để quét toàn bộ ngực [13]; Những tiến bộ trong mới trong công nghệ CT đã có thể thực hiện CT 3 chiều, CT nội soi.
Theo nghiên cứu của IAEA, năm 2008, mặc dù các phép kiểm tra CT chỉ chiếm khoảng 17% tổng các phép kiểm tra chẩn đoán, nhưng lại đóng góp 49% liều hiệu dụng của tất cả các phép chẩn đoán bằng X-quang. Nguyên nhân là CT thu được chất lượng hình ảnh cao hơn khi bệnh nhân bị chiếu xạ cao hơn. Ở CT xoắn ốc hiện đại, thể tích quét không có khoảng trống giữa các lát và có khả năng quét chồng chéo; tình trạng bệnh nhân phải thực hiện các phép kiểm tra CT nhiều lần; chế độ thiết lập thông số chụp CT không có sự khác biệt giữ trẻ em và người lớn và không có sự khác biệt giữ vùng vùng chậu (khu vực tương phản cao) với CT bụng (khu vực tương phản thấp). Bên cạnh đó, khi tiến hành chụp CT, một số bộ phận nhạy cảm như bộ phận sinh dục cũng bị ảnh hưởng mặc dù chúng không phải là đối tượng chẩn đoán.
Theo nghiên cứu của Ủy ban quốc tế về an toàn bức xạ ICRP, liều hiệu dụng trung bình trong CT ngực là khoảng 8 mSv (hơn khoảng 400 lần so với liều chụp X- quang ngực) và trong một số phép kiểm tra CT như vùng xương chậu, liều có thể vào khoảng 20 mSv. Liều hấp thụ các mô từ CT thường có thể tiệm cận hoặc vượt quá mức được biết dẫn tới tăng xác suất ung thư như trong nghiên cứu dịch tễ.
Bảng 2.1. Liều có hiệu dụng điển hình do chiếu xạ y tế chẩn đoán trong những năm 2000 [5]
18
Thủ tục chẩn đoán Liều hiệu dụng điển hình (mSv)
Thủ tục chẩn đoán Liều hiệu dụng điển hình (mSv) Thủ tục X-quang thông thường Y học hạt nhân Các chi và các khớp xương (trừ hông)
<0,01 Lung ventilation (Xe-133) 0,3
Ngực (chụp PA) 0,02 Lung perfusion (Tc-99m) 1 Hộp sọ 0,06 Thận (Tc-99m) 1 Cột sống ngực 0,7 Tuyến giáp (Tc-99m) 1 Cột sống thắt lưng 1,0 Xương (Tc-99m) 4 Hông 0,4 Tim (Tc-99m) 6 Xương chậu 0,7 PET đầu (f-18 FDG) 5
Bụng 0,7
Kiểm tra CT
Đầu 2,0
Ngực 8 Bụng và hông 10
Theo một kết quả thống kê tại Việt Nam năm 2002, kết quả liều tương đương hiệu dụng trong chụp CT cao hơn nhiều so với X quang thường quy.
Bảng 2.2. Liều bệnh nhân trong chụp CT tại Bệnh viên Bạch Mai [4] Liều tương đương hiệu dụng, mSv
Xét nghiệm CT (mSv) X quang
thường quy Tương đương số ngày bị chiếu bởi môi trường Liều do môi trường µSv/ngày Tỉ số liều CT/XQ thường quy Ngực 1,76 ± 0,68 0,133 489 3,6 13,23 Ngực 1,76 ± 0,68 0,053* 489 3,6 33,21 Sọ 1,34 ± 0,272 0,095 372 3,6 14,1 Sọ 1,34 ± 0,272 0,077* 372 3,6 17,4 Bụng 2,59 ± 0,78 0,62 719 3,6 4,8
19
Cột sống 2,01 ± 0,574 558 3,6
Chậu 4,396 ±0,756 1221 3,6
* Giá trị liều sau khi áp dụng biện pháp giảm liều
Như vậy, liều bệnh nhân trong một ca chụp CT ngực trung bình lớn gấp 13 lần so với liều do một ca chụp X quang thông thường, còn nếu ca xét nghiệm X quang thông thường đã áp dụng biện pháp giảm liều thì tỷ số này còn lớn hơn nữa (xấp xỉ 33 lần)
Bên cạnh đó, đối với mỗi phép chụp CT khác nhau thì các cơ quan liên quan cũng nhận giá trị liều khác nhau. Ví dụ, trong xét nghiệm CT bụng, liều hấp thụ đối với gan và dạ dày là 8,610 ± 2,650 mGy và 8,820 ± 2,650 mGy; còn trong xét nghiệm CT ngực, phổi và tuyến vú nhận liều hấp thụ trung bình cỡ 5,270 ± 2,130 mGy và 5,980 ± 2,340 mGy (trong khi liều hấp thụ đối với các cơ quan như mắt, não tương đối thấp, chỉ dưới 0,111 mGy). Tuy nhiên, trong các xét nghiệm CT ngực và bụng, một số cơ quan khác ở gần bụng (thận, cơ quan sinh sản,…) lại phải chịu một liều đáng kể, đối với xét nghiệm CT sọ, các cơ quan này hầu như không bị ảnh hưởng gì. Các cơ quan ở vùng khung chậu còn phải chịu liều xạ cao hơn trong xét nghiệm CT khung chậu [14].