Cao áp (kVp)

Một phần của tài liệu Liều bệnh nhân trong chẩn đoán x quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT (Trang 40)

Mối quan hệ giữa kVp và chất lượng hình ảnh rất phức tạp vì nó ảnh hưởng đến cả nhiễu hình ảnh và tương phản mô. Giảm kVp gây tăng nhiễu. Điều này đặc biệt đúng khi kích thước bệnh nhân lớn và dòng không tăng một cách thích hợp để bù đắp cho kVp thấp. Cao áp đạt vào càng cao thì tia X đâm xuyên càng mạnh nhưng độ tương phản mô sẽ giảm và liều bệnh nhân nhận sẽ tăng lên. Liều bệnh nhân tỉ lệ với bình phương sự thay đổi trong kVp trong khi tỉ lệ nghịch với sự thay đổi của nhiễu. Sự lựa chọn của cao áp do đó rất quan trọng. Một kVp tối ưu chụp CT bụng cho một bệnh nhân có kích thước trung bình là 120 kVp thay vì 140 kVp, điều này sẽ dẫn đến giảm 20 đến 40% ở liều bệnh. Giá trị này tăng dần khi kích thước bệnh nhân tăng. Trong hầu hết các phép chụ CT trẻ em, giá trị cao áp 80-100 kVp là đủ, đặc biệt là ở trẻ em với một trọng lượng cơ thể <45 kg. Trong chụp CT cho thanh thiếu niên, giá trị cao áp 100 kVp cho ngực và 120 kVp cho vùng bụng thường là đủ.

Khi giảm cao áp thì năng lượng của chùm tia cũng giảm đi, số photon cũng giảm đi nên thường dẫn tới tăng nhiễu hình ảnh gây khó khăn cho chẩn đoán. Do vậy trong thực tế, điều chỉnh kVp thường kéo theo sự điều chỉnh của mAs cho phù hợp.

Hình 2.4. Sự khác biệt hình ảnh do chọn cao áp khác nhau

Tùy thuộc vào kích thước bệnh nhân để lựa chọn kVp cho phù hợp, khi bệnh nhân có kích thước nhỏ thì nên chọn giá trị kVp thấp hơn để giảm liều.

- Một chiến lược đặt ra đối với thiết lập cao áp như sau:[23]

- Tăng cường độ tương phản (giảm kVp); không tương phản (tăng kVp).

- Tổn thương mạch (giảm kVp); tổn thương khác (giữ nguyên kVp).

- Chụp CT mạch (giảm kVp); chụp CT thường (giữ nguyên kVp).

- Bệnh nhân kích thước nhỏ (giảm kVp); bệnh nhân kích thước lớn (tăng kVp).

33

Một phần của tài liệu Liều bệnh nhân trong chẩn đoán x quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT (Trang 40)