- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi E furcellata trên sâu tơ hại cải bắp
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của BXBM E.furcellata
2.4.3.1. Thu mẫu và nhân nuôi nguồn sâu tơ Plutella xylostella L.
Ra ruộng rau cải bắp thu sâu non, nhộng của sâu tơ nuôi đến vũ hóa trưởng thành, thả tất cả những con trưởng thành vào lồng lưới cách ly trong có chậu trồng cây rau cải bắp để chúng ghép đôi giao phối và nhân nuôi với số lượng lớn để làm nguồn vật mồi nuôi bọ xít E. furcellata.
2.4.3.2. Thu mẫu và nhân nuôi nguồn bọ xít bắt mồi loài E. furcellata
Thu thập nguồn bọ xít E. furcellata ban đầu bằng cách trực tiếp tìm kiếm trên những ruộng (đậu đỗ, ruộng lạc, ruộng cà chua, ruộng rau cải, Cây bụi) thu bắt bọ xít (thiếu trùng, trưởng thành) về phòng nhân nuôi. Thiếu trùng và trưởng thành được nuôi riêng trong các hộp nhựa sạch đường kính từ 10 - 15cm và cao 15 - 20cm, thức ăn dùng để nuôi nguồn là sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hoặc sâu khoang. Hàng ngày vệ sinh hộp nuôi, thay thức ăn, theo dõi hoạt động ghép đôi, đẻ trứng. Quan sát để thu trứng, phục vụ mục đích nghiên cứu tiếp theo
2.4.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của BXBM E. furcellata
Các đặc điểm hình thái của loài BXBM E.furcellatađược nghiên cứu, mô tả về màu sắc, hình thái cơ thể đầu, ngực và bụng. Các kích thước đo trứng là chiều dài và chiều rộng. Thiếu trùng là chiều dài, chiều rộng. Trưởng thành là chiều dài cơ thể (từđỉnh đầu tới đỉnh của đốt cuối bụng). Kích thước được thực hiện đo là mm theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1997 và 2000). Mẫu các pha được vẽ bằng kính Olympus SZ30 bao gồm trứng, các tuổi pha thiếu trùng và trưởng thành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19