Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ xít bắt mồi E.furcellata

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi eocanthecona furcellata (wolff) trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013 - 2014 tại quảng yên, quảng ninh (Trang 29)

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi E furcellata trên sâu tơ hại cải bắp

2.4.4.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ xít bắt mồi E.furcellata

2.4.4.1. Nghiên cứu thời gian phát dục các pha

Tiến hành nuôi sinh học theo phương pháp nuôi cá thể (nhắc lại 30 lần). Các nghiên cứu thực hiện tại khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học - Chi cục BVTV Quảng Ninh.

+ Pha trứng: Thu ổ trứng vừa được đẻ cho vào hộp Petri có lót giấy thấm nước. Theo dõi cho đến khi trứng nở 3 lần/ngày (7, 12, và 17 giờ).

Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian trứng nở

+ Pha thiếu trùng: Thiếu trùng nở ra, thả 1 con/hộp nhựa sạch đường kính từ 10-15cm và cao 15-20cm có bông ẩm, đậy vải màn để thông không khí đối với hộp nuôi. Mỗi hộp nuôi đều có ký hiệu cụ thể (ngày nuôi, thức ăn, tuổi nuôi,...hàng ngày bổ sung sâu tơ (tuổi 2,3,4) làm thức ăn cho thiếu trùng, bổ sung thêm lá rau và vệ sinh lọ nuôi. Thí nghiệm theo dõi 30 cá thể thiếu trùng/1 lần thí nghiệm, theo dõi thời gian phát dục từng tuổi của thiếu trùng.

+ Pha trưởng thành: Sau khi thiếu trùng tuổi cuối lột xác hóa trưởng thành, mỗi hộp ghép đôi một cặp (1 đực, 1 cái) với số lượng nuôi từ 20 cặp /20 hộp/1 lần thí nghiệm, nuôi trong hộp nhựa sạch đường kính từ 10-15cm và cao 15 - 20cm, đậy vải màn để thông khí đối với hộp nuôi, mỗi lọ nuôi thả 5-7 con sâu tơ tuổi (2,3,4) vào, hàng ngày thường xuyên thay các cá thể vật mồi chết và bổ sung vật mồi sống, đồng thời vệ sinh lọ nuôi, thay lá rau.

* Theo dõi thời gian đẻ trứng

Kết hợp chỉ tiêu nghiên cứu thời gian phát dục của trưởng thành, theo dõi tiếp các cặp đực cái để thu các ổ trứng cho đến khi trưởng thành cái chết. Ghi chép số liệu số ổ trứng của mỗi cặp trưởng thành đẻ và đếm số quả trứng của từng ổ. Theo dõi sức đẻ trứng từng lứa của trưởng thành cái (quả/con) và khoảng cách đẻ của các lứa (ngày)

2.4.4.2. Nghiên cứu tỷ lệ trứng nở

Thu 9 ổ trứng của mỗi cặp trưởng thành/1 tháng để riêng vào 1 hộp Petri ghi chép cụ thể ngày thu, số trứng /ổ đem nuôi trong phòng ở điều kiện bán tự nhiên, hàng ngày theo dõi. Sau khi trứng nở, đếm số trứng đã nở ra thiếu trùng và số trứng còn lại không nở của mỗi ổ. Ghi chép số liệu để tính giá trị trung bình trứng nở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

2.4.4.3. Nghiên cứu tỷ lệ giới tính

Thiếu trùng của bọ xít nở ra, tiếp tục nuôi trong phòng ởđiều kiện bán tự nhiên. Hàng ngày bổ sung từ 3-5 sâu tơ/hộp (tuổi 2,3,4) và vệ sinh hộp nuôi. Theo dõi 3 lứa, mỗi lứa 30 con. Theo dõi ghi chép số liệu để tính tỷ lệđực cái.

2.4.4.4. Nghiên cứu tỷ lệ sống sót

Tiến hành nuôi riêng rẽ 50 con thiếu trùng bọ xít bắt mồi từ khi mới nở (tuổi 1) ởđiều kiện bán tự nhiên. Mỗi con trong 1 hộp mica có kích thước 6 x 8cm (Ø × h) hàng ngày bổ sung 5-7 sâu tơ (tuổi 4) cùng lá cải bắp và vệ sinh hộp nuôi. Theo dõi tỷ lệ sống sót của từng tuổi cho đến khi chúng lột xác hóa trưởng thành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi eocanthecona furcellata (wolff) trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013 - 2014 tại quảng yên, quảng ninh (Trang 29)