Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của bọ xít bắt mồi E.furcellata

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi eocanthecona furcellata (wolff) trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013 - 2014 tại quảng yên, quảng ninh (Trang 30)

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi E furcellata trên sâu tơ hại cải bắp

2.4.5.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của bọ xít bắt mồi E.furcellata

2.4.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi phát dục của BXBM E. furcellata đến khả năng ăn mồi. Thí nghiệm bố trí với 6 công thức (CT): CT1: Bọ xít tuổi 1 CT2: Bọ xít tuổi 2 CT3: Bọ xít tuổi 3 CT4: Bọ xít tuổi 4 CT5: Bọ xít tuổi 5 CT6: Bọ xít trưởng thành

Mỗi công thức theo dõi với số lượng cá thể bọ xít bắt mồi là N=15, với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ trong điều kiện bình thường, nuôi mỗi con trong 1 hộp mica có kích thước 6 x 8cm (Ø × h). Vật mồi là sâu tơ tuổi 3. Theo dõi khả năng ăn mồi của bọ xít liên tục trong suốt thời gian phát dục của các pha.

2.4.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng tuổi của vật mồi (sâu tơ P.xylostella) đến khả năng ăn mồi của bọ xít E. furcellata Thí nghiệm bố trí với 4 công thức (CT): CT1: Cho 10 sâu tơ tuổi 1 CT2: Cho 10 sâu tơ tuổi 2 CT3: Cho 10 sâu tơ tuổi 3 CT4: Cho 10 sâu tơ tuổi 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Mỗi công thức theo dõi với số lượng cá thể vật bắt mồi là N=15 nuôi cá thể trong các hộp nhựa sạch có kích thước từ 6 x 8cm (Ø × h) với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ trong phòng thí nghiệm. Tuổi của vật bắt mồi thí nghiệm là tuổi 4 mới lột xác. Hàng ngày duy trì số lượng vật mồi 10 con/hộp. Theo dõi khả năng ăn mồi và hành vi lựa chọn vật mồi của BXBM trong 5 ngày liên tục.

2.4.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ vật mồi đến khả năng ăn mồi của bọ xít E. furcellata Thí nghiệm bố trí với 4 công thức (CT): CT1: Số lượng vật mồi là 5 “ Sâu tơ tuổi 3” CT2: Số lượng vật mồi là 7 “ Sâu tơ tuổi 3” CT3: Số lượng vật mồi là 10 “ Sâu tơ tuổi 3”

Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, với điều kiện nhiệt độ, ẩm độ trong điều kiện bình thường, cá thể bọ xít tham gia thí nghiệm là thiếu trùng tuổi 4, được nuôi trong các hộp nhựa sạch có kích thước từ 6 x 8cm (Ø × h) . Theo dõi khả năng ăn mồi của bọ xít trong 5 ngày liên tục, theo dõi 24 giờ (từ sáng ngày hôm nay đến sáng ngày hôm sau).

2.4.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến khả năng ăn mồi của bọ xít E. furcellata.

Thí nghiệm bố trí với 3 công thức (CT):

CT1: Vật mồi là 5 con sâu tơ tuổi 3 CT2: Vật mồi là 5 con sâu khoang tuổi 3 CT3: Vật mồi là 5 con sâu xanh tuổi 3

Thí nghiệm khả năng ăn giai đoạn sâu non của một số loài sâu hại nuôi trong phòng ởđiều kiện bình thường của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata.Ở mỗi hộp thử nghiệm có kích thước 10 - 15cm (Ø × h) được thả số lượng vật mồi cốđịnh là 5 cá thể vật mồi là sâu tơP.xylostella tuổi 3, sâu khoang Spodoptera litura tuổi 3 và sâu xanh tuổi 3 . Hàng ngày thay số lượng vật mồi là 5 con/hộp thử nghiệm. Mỗi công thức theo dõi với số lượng cá thể vật bắt mồi là N=15. Theo dõi khả năng ăn mồi của bọ xít trong 5 ngày liên tục.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi eocanthecona furcellata (wolff) trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013 - 2014 tại quảng yên, quảng ninh (Trang 30)