Vòng đời của loài bọ xít bắt mồi E.furcellata

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi eocanthecona furcellata (wolff) trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013 - 2014 tại quảng yên, quảng ninh (Trang 47)

M tđ sâ ut P.xylostella con/m

3.4.1. Vòng đời của loài bọ xít bắt mồi E.furcellata

Loài bọ xít bắt mồi E. furcellata trong điều kiện (nhiệt độ 15.9- 21.7oC và ẩm độ 75-97 %) với thức ăn là ấu trùng ngài gạo (được nhân nuôi trong phòng), sâu khoang, sâu tơ và một số vật mồi khác (thu ở ngoài tự nhiên) thì thời gian hoàn thành 1 vòng đời của bọ xít này từ khi con cái của thế hệ thứ nhất đẻ trứng đến khi con cái của thế hệ thứ hai đẻổ trứng đầu tiên dao động từ 21 đến 60 ngày, vòng đời trung bình 36,76 ± 2,39 ngày, trong đó thời gian phát triển trung bình của giai đoạn trứng là 6,29 ± 0,41 ngày biên độ giao động phát dục của trứng là 4 -10 ngày, giai đoạn thiếu trùng: 21,69 ± 1,36 ngày và giai đoạn từ lần lột xác cuối cùng đến khi đẻ ổ trứng đầu tiên là 8,78 ± 0,62 ngày (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Vòng đời của loài BXBM E. furcellata trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 15.9- 21.7oC và ẩm độ 75-97 %) Pha phát dục Tổng cá thể theo dõi Thời gian phát dục (Ngày) Ngắn nhất Dài nhất TB±SE Trứng 1899 4 10 6,29 ± 0,41 Thiếu trùng Tuổi 1 55 1 5 3,02 ± 0,2 Tuổi 2 55 2 5 3,35 ± 0,22 Tuổi 3 55 2 7 3,86 ± 0,26 Tuổi 4 55 3 9 5,05 ± 0,31 Tuổi 5 55 4 11 6,41 ± 0,37 Cả pha thiếu trùng 275 12 37 21,69 ± 1,36 Tiền đẻ trứng 5 13 8,78 ± 0,62 Vòng đời 21 60 36,76 ± 2,39

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Những kết quả nghiên cứu đạt được của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata

trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 15.9- 21.7oC và ẩm độ 75-97%) cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các loài côn trùng nói chung đó là sự hoạt động sống của côn trùng đều bị chi phối bởi nhiệt độ của môi trường trong một phạm vi giới hạn nhiệt độ xác định. Phạm vi giới hạn nhiệt độ tối ưu là trong khoảng 24 – 28 oC (Phạm Bình Quyền, 1994; Hồ Khắc Tín, 1992) và trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 25 – 30oC, độ ẩm: 75- 80%) là điều kiện tốt nhất cho các loài bọ xít thuộc họ Reduviidae phát triển (Maran và ctv, 1998). Kết quả này cũng không sai khác với các nghiên cứu của các tác giả trong nước mà điển hình là Phạm Văn Lầm (1994) cho rằng khi nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi đạt 56,2 ngày trong mùa đông và 15,4 - 21,3 ngày ở mùa thu và mùa hè. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của loài bọ xít này trung bình 20,3 - 59,1 ngày (Phạm Văn Lầm, 1994) E. furcellata với thức ăn là sâu khoang thì trứng của loài bọ xít này phát dục từ 4,8 – 20,3 ngày, thiếu trùng có 5 tuổi, thiếu trùng tuổi 1, 2 chỉ uống nước và bắt đầu từ tuổi 3 mới bắt mồi, thời gian phát dục của giai đoạn thiếu trùng từ 14,1 - 33,8 ngày. Thiếu trùng tuổi 5 vũ hóa thành trưởng thành thường giao phối sau 3,7 - 8,1 ngày. Một bọ xít cái có thể đẻ từ 132,3 - 191,9 quả trứng và tuổi thọ của chúng có thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi eocanthecona furcellata (wolff) trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013 - 2014 tại quảng yên, quảng ninh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)