Bạn đã mua về rất nhiều sách. Nhưng bạn đã biết “phát huy tác dụng” để cuốn sách ấy trở nên hiệu quả nhất có thể?
Rất nhiều bạn đam mê sách và sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để mua về những chồng sách mới toanh, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Nhưng có những quyển sách chỉ đọc mỗi một lần, có quyển mua về rồi chẳng đọc chỉ vì dày và nội dung trừu tượng, có quyển đọc xong rồi vẫn không nắm kĩ nội dung…
Vậy, phương pháp đọc sách nào là thông minh và hữu hiệu nhất?
Khi đọc một truyện ngắn, một tiểu thuyết, bạn chỉ mường tượng ra khung cảnh trước mắt, các nhân vật… Và bạn chỉ như nhân vật thứ 3 đang chứng kiến toàn bộ câu chuyện, hoàn toàn không tác động gì đến câu chuyện ấy. Đó là cách đọc sách thụ động và không kích thích sự sáng tạo.
Hãy giả sử bản thân là một nhân vật nào đó và tìm ra một phương án giải quyết khác với cốt truyện. Bạn có thể tạm gấp trang sách và tự hình dung ra diễn biến, kết thúc câu chuyện, sau đó so sánh với thực tế trang sách. Điều này sẽ khiến trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt và sự sáng tạo tăng lên đáng kể. Hãy liên hệ bản thân và tự mở rộng thêm. Ví dụ như có một câu trong sách khiến bạn tâm đắc, hãy Google để tìm hiểu thêm về câu nói ấy, nguồn gốc ra đời, ai đã nói… Khi trong sách giới thiệu một quán ăn, một địa điểm mà bạn không biết, hãy tìm hiểu thêm nhờ bạn bè… Đừng chỉ biết cầm quyển sách rồi đọc sao hiểu vậy. Sáng tạo một cách chủ động sẽ khiến quyển sách có ích gấp 3 lần
Bút highlight, sổ tay, viết
Nếu cuốn sách đó là của bạn và bạn tâm niệm rằng sẽ phải đọc đi đọc lại nhiều lần như một “kim chỉ nam”, không nên khư khư ôm quyển sách và giữ cho nó không rách bìa, dơ trang. Giá trị của quyển sách nằm ở kiến thức mà nó mang lại. Quyển sách càng nhàu thì nội dung thông tin càng ngấm vào đầu bạn. 3 dụng cụ trên là để:
· Bút highlight: Đánh dấu những câu, những đoạn, những phần bạn tâm đắc và muốn ghi nhớ. Có thể chỉ cần đọc đoạn ấy là nhớ ra được cốt truyện, nội dung, hay bất kể khi nào cần, bạn đọc lại đoạn highlight ấy để làm vốn sống cho mình
· Sổ tay: Ghi chú cảm xúc, suy nghĩ, cũng như đánh giá tổng quan về quyển sách. Nhiều bạn cho rằng như thế không quan trọng vì bạn có thể tự đánh giá trong đầu. Thật ra, ghi
vào sổ tay sẽ khiến bạn nhớ nội dung quyển sách lâu hơn, lọc ra được những gì cần nhớ, những gì không quan trọng lắm.
· Viết: Ghi bình luận của bạn ở trang sách nào đó. Bạn có thể ghi ra bạn không đồng tình quan điểm nào ở sách, và câu nào
trong sách đã khơi gợi lại kỉ niệm nơi bạn, bạn đã từng rút ra được bài học kinh nghiệm gì nhờ đọc mục này…
Biết cách áp dụng 3 công cụ trên, bạn gần như đã trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực đọc và thấu hiểu sách rồi
Đọc nhanh – đọc vừa – đọc kĩ
· Đầu tiên, hãy đọc tổng quát quyển sách bằng cách xem mục lục, lời nói đầu, hình ảnh minh họa, lật nhanh để xem vài đoạn…
· Bước tiếp đến, hãy chọn một bài mục bạn cảm thấy ấn tượng, đọc những mục đóc
· Sau cùng là phần đọc kĩ. Đã quen với mặt chữ từ trước nên lần đọc này tuy mất nhiều thời gian nhưng tốc độ đọc của bạn đã khác hẳn so với hai lần đầu.
Đọc sách là phương pháp kết hợp giữa học và thư giãn. Bạn vừa giải trí, vừa để đầu óc bay bổng, vừa có thể đúc kết được cho chính mình những bài học đơn giản mà chưa hề được trải nghiệm ở trường đời
Biến kiến thức trong sách thành kĩ năng của riêng mình
nào và vận dụng ra sao. Tùy vào hoàn cảnh, khả năng và sự nhận thức, mà bạn tự “cá nhân hóa” dữ liệu theo cách của riêng mình. Không phải răm rắp tin theo lời sách, không phải áp dụng một cách máy móc, mà lấy sách làm nền tảng để phát triển nhận thức cá nhân, thông qua đó, bạn có cá tính hơn, phong cách hơn, và kiến thức cũng vì thế mà nâng tầm.
Chúc bạn đọc sách có hiệu quả và luôn duy trì sở thích bổ ích này
(Theo mực tím)