Phương pháp học tập tốt nhất dành cho sinh viên – Góc nhìn từ giảng viên

Một phần của tài liệu tư vấn học đường phần 2 (Trang 55)

nhìn từ giảng viên

Một thực trạng khiến không ít sinh viên băn khoăn, lo lắng là tại sao rất nhiều bạn có học lực khá ở các bậc học phổ thông và cơ sở nhưng khi vào Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học thì kết quả học tập lại không được như mong muốn.

Nhiều bạn đi học chuyên cần, học hành rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn “lẹt đẹt” thứ nhất, cách học của người học chưa phù hợp. Thứ hai, là người học vẫn bị thói quen “xem thầy, cô giáo (người dạy) là cuốn bách khoa toàn thư và mình chỉ cần học theo cuốn sách đó là đủ” nên khả năng nắm bắt, phân tích vấn đề chưa sâu, việc tư duy, sáng tạo ví thế mà bị hạn chế. Thứ ba là cách học mang nặng tính đối phó, học vẹt chứ không tìm hiểu kỹ bản chất vấn đề nên nhanh quên.

Vậy đâu là phương pháp học tập tốt nhất dành cho Sinh viên?

Môi trường học tập ở các bậc học sau phổ thông hầu hết giáo viên không ghi tỉ mỉ từng lời giảng lên bảng, cũng không đọc cho các bạn chép mà chỉ đưa ra các luận điểm (những ý chính) và hướng dẫn các bạn cách khai thác, tìm tòi tài liệu để người học tự phân tích,

tự tìm hiểu. Vì thế, phương pháp học tốt nhất là chú ý lắng nghe những gì giáo viên nói và chủ động ghi chép lại những ý chính (bởi nếu bạn ghi chép quá tỉ mỉ thì rất dễ bỏ sót ý và mải ghi bạn không kịp nghe giáo viên phân tích thêm về vấn đề). Sau khi đã

nắm được tinh thần của bài học thông qua sự hướng dẫn phân tích của giáo viên và những gì ghi chép được bạn hãy thu thập những tài liệu liên quan và tự nghiên cứu. Nếu chỗ nào còn vướng mắc hoặc không tìm thấy trong tài liệu thì lập tức hỏi lại giáo viên để bổ sung kiến thức đó. Sau khi đã làm được những điều này, việc bạn cần làm tiếp theo là tự mình phân tích “mổ xẻ” vấn đề để hiểu một cách thấu đáo chứ không phải ghi chép để học thuộc lòng, học vẹt.

Để có kết quả học tập tốt, một trong những yếu tố quan trọng là bạn phải biết sưu tầm và đọc tài liệu, vậy với nguồn tài liệu phong phú như hiện nay đọc tài liệu thế nào là hiệu quả? Trước hết, bạn phải có được tài liệu đáng tin cậy (vì hiện nay ngoài các sách giáo trình được sử dụng bạn có thể tìm kiếm tài liệu trên internet và trên nhiều kênh khác) và lựa chọn các tài liệu phù hợp với nội dung cần nghiên cứu. Sau đó, khi đọc tài liệu gặp vấn đề gì hay bạn nên ghi tóm tắt lại và ghi chú thích về nguồn gốc để khi cần xem lại có thể dễ dàng tìm kiếm. Một kinh nghiệm trong đọc tài liệu là bạn không nên đọc quá nhiều tài liệu cùng một lúc để tránh tình trạng bị nhiễu thông tin.

Còn một vấn đề mà bạn cần phải quan tâm để đạt kết quả cao đó là hầu hết mọi người không thể đọc hoặc nghe một lần là có thể nhớ. Vì thế, để có kết quả tốt bạn cần áp dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” vào việc học của mình. Tức là bạn nên tích luỹ kiến thức thường xuyên, chẳng hạn sau mỗi giờ học về nhà bạn nên dành thời gian cho việc xem lại những gì hôm nay đã học và thi thoảng có thời gian rỗi thì xem lại chúng sẽ tốt hơn đến kỳ thi bạn mới bắt tay vào học vì lúc đó lời giáo viên giảng đã lâu rồi bạn không còn nhớ nữa. Làm được như vậy bạn sẽ không sợ bất kỳ kỳ thi nào cả.

Đây là những phương pháp học bài đơn giản nhưng hiệu quả mà bất cứ sinh viên nào cũng có điều kiện để thực hiện. Nếu bạn muốn có một kết quả học tập tốt thì không nên bỏ qua những phương pháp này.

Tác giả: GV. Đặng Huyền Trang - ĐH Tây Bắc

Một phần của tài liệu tư vấn học đường phần 2 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w