Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: Những kiến thức tích lũy được trong thời sinh viên là điểm quyết định cho tương lai và chỉ cần chuyên tâm vào việc học hành, cố gắng đạt loại khá, giỏi thì khi ra trường sẽ dễ dàng kiếm việc hơn. Nhưng cùng với sự tiến bộ xã hội và cách thức tuyển dụng ở nước ta hiện nay thì bấy nhiêu đó hẳn là chưa đủ.
Kinh nghiệm
Vậy những sinh viên mới tốt nghiệp phải làm gì? Về phía nhà tuyển dụng: cách thức tuyển dụng nhân sự dựa vào bảng điểm và kinh nghiệm làm việc đã trở thành thông lệ ở nước ta. Và thật khó để thay đổi cách thức tuyển dụng này. Vậy chỉ còn cách là các sinh viên phải tự tích lũy cho mình một vốn kinh nghiệm ngay từ khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học bằng rất nhiều cách khác nhau như: làm tình nguyện viên, cộng tác viên, nhân viên (làm theo hợp đồng ngắn hạn) cho các tổ chức, công ty thuộc lĩnh vực chuyên môn, … Sẽ có rất nhiều cơ hội phù hợp với năng lực, trình độ của bạn nếu bạn chịu khó để ý, tìm hiểu. Và quan trọng là đừng ngại khó, ngại khổ hay đề cao việc có được trả lương hay không; hãy luôn nhớ điều cốt lõi là bạn đang tích lũy kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ,… Đó là nền tảng tốt cho tương lai của bạn.
Kỹ năng mềm
Vì thế, khi còn ngồi trên giảng đường, đừng chỉ để tâm đến duy nhất việc học mà hãy chú ý bồi dưỡng thêm các kỹ năng mềm như thái độ tích cực trong cuộc sống cũng như trong công việc, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp,… cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp tương lai. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện sẽ tạo môi trường tốt cho bạn rèn luyện những kỹ năng này.
Quan tâm tới các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn.
Các lĩnh vực khác nhau đều có một mối tương quan nhất định. Hiểu biết các vấn đề và mối liên hệ giữa chúng để có cái nhìn khái quát hơn về công việc chuyên môn. Bạn sẽ gây được ấn tượng tốt hơn đối với nhà tuyển dụng nếu bạn có một vốn kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn.
Thư giãn hiệu quả sẽ giúp ôn thi hiệu quả hơn
Hẳn bạn sẽ thở dài: “Thi học kì xong, chưa kịp nghỉ ngơi thư giãn, chẳng lẽ lại tiếp tục bước vào thi đại học trong khi kì thi tốt nghiệp sắp tới còn chưa chuẩn bị?”. Thật ra, khi đặt nặng chuyện học, bạn sẽ thấy nó áp lực, nhưng nếu xem đó là một thói quen, một cách để “giải trí hiệu quả”, thì bạn sẽ nắm bắt được những cách “biến tấu” để nó trở nên thú vị hơn, điển hình là:
Bỏ đi các khuôn mẫu, giới hạn và thứ tự
Bạn tự tạo cho mình những rào cản và quy tắc, thế nên việc học trở thành trách nhiệm và gượng ép: khi học phải ngồi vào bàn, xung quanh đầy sách vở, luôn có bút viết, máy tính, không nhớ kiến thức thì lục hết mọi quyển tập… Bạn làm mọi thứ phức tạp hơn lên. Tại sao không thử sáng tạo và phá cách khi thời gian còn nhiều? Hiện tại, sau khi thi xong, có rất nhiều ngày nghỉ và những ngày đó bạn hãy tranh thủ thử những phương pháp sau đây.
Cách học truyền thống: Đọc sách giáo khoa, xem những gì ghi chép trong vở, từ đó thử làm một bài văn hoàn chỉnh, hoặc cầm sách học thuộc lòng tiểu sử tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nội dung và nghệ thuật, thi thoảng xem văn mẫu để chọn lọc ý tưởng để “biến tấu”.
Học kiểu thư giãn: Tham khảo thật nhiều quyển văn mẫu, đọc sách giáo khoa và đánh dấu những ý hay trong bài. Thích bài nào thì tìm đọc và xem cách phân tích bài đó. Khi xem nên tự rút ra bài học và liên tưởng. Nếu không có hứng học, đừng ép mình ngồi vào bàn vì như thế càng mất thời gian và bạn cũng không có cảm xúc.
Kĩ năng 2: Hứng lên thì… làm bài tập
Cách học truyền thống: Ngồi vào bàn một cách nghiêm túc, lấy giấy viết ra viết bài, ghi nắn nón, thi thoảng gạch xóa. Khi ngồi được hơn 30 phút, bạn bắt đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi tay.
Học kiểu thư giãn: Khi chán không có gì làm, bạn có thể chọn môn mình thích nhất để làm bài. Không nhất thiết phải ngồi ở góc học tập. Có thể mang vài vở ra…phòng khách, trên giường ngủ, hoặc nơi nào đó thoáng mát. Sự thoải mái và không bị ràng buộc thời gian sẽ khiến bạn hoàn thành xong bài tập một cách bất ngờ. Hạn chế bày biện quá nhiều sách vở. Nếu chưa đủ kiến thức làm bài, áp dụng kĩ năng 1.
Làm bài trắc nghiệm - dễ, nhanh, kiến thức trong đầu
Cách học truyền thống: Ngồi vào bàn suy nghĩ xem đáp án nào phù hợp nhất, có thể phải cầm máy tính bấm hoặc có nháp để ghi lại những gì đã nhớ, rồi đánh dấu vào, sau đó dò đáp án trong sách giáo khoa, tính toán lại, hoặc tham khảo đáp án bạn bè. Việc này khiến bạn mệt mỏi và khá mất thời gian.
Học kiểu thư giãn: Nằm võng, mở một tuyển tập các bài trắc nghiệm môn Anh Văn và chỉ cần chọn đáp án bằng kiến thức sẵn có trong đầu. Đối với trắc nghiệm môn Lý, Hóa, Sinh, hãy làm những câu lý thuyết trước, bài tập chừa ra làm sau (kĩ năng 2).
Hiệu quả
* Bạn không bị áp lực thời gian nên hiệu quả nhiều hơn bạn nghĩ, bạn làm được nhiều bài tập và lĩnh hội được nhiều nội dung.
* Bạn không bị áp lực nên bạn nhớ dai hơn, hiểu nhanh hơn và nắm vững những kiến thức cơ bản nhất. Về sau bạn không phải mất thời gian ôn lại mà tập trung để học nâng cao.
* Với bạn, chuyện học không còn là gánh nặng. Khi không bị áp lực, hãy thử phá cách và tạo hứng thú học hành.
Dành một chút ít thời gian trong những ngày nghỉ để thử phương pháp này, bạn sẽ không thấy vô ích chút nào.
(Theo Mực Tím )