Mẹo phá "bẫy" trong đề thi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu tư vấn học đường phần 2 (Trang 29)

nghiệm

Bài thi trắc nghiệm với thời gian làm bài ngắn và số lượng câu hỏi khá nhiều khiến thí sinh bước vào phòng thi với tâm lý căng thẳng. Vài mẹo nhỏ giúp bạn đối đầu với các môn thi trắc nghiệm đơn giản và nhẹ nhàng.

Kinh nghiệm mà các bạn thủ khoa của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) các năm trước vẫn truyền lại cho các thí sinh mới là bạn hãy tự tin vào kiến thức cũng như khả năng của bạn. Đặc biệt, các bạn cần tránh không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ mà hãy thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi.

Bẫy trong đề thi trắc nghiệm

Trong xu thế những năm gần đây, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập.

Một đề thi trắc nghiệm ĐH, CĐ không đơn giản như một đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thí sinh nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.

Một kinh nghiệm không bao giờ cũ trong làm bài thi trắc nghiệm có thể vận dụng để tìm bẫy: Câu dễ làm trước, câu khó làm sau và nên tận dụng tối đa thời gian làm bài.

Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước,

câu khó sẽ giải quyết sau.

Đối với các thí sinh thi khối A, B, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều.

Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.

Quy tắc vàng: 1,5 phút cho một câu trả lời

Một đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao.

Với điểm 10 tròn trịa môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011, Cù Gia Huy - thủ khoa Ttrường ĐH Quốc tế TP.HCM đưa ra lời khuyên, với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, trung bình bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 phút rưỡi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ ăn điểm khác.

Kinh nghiệm từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu thí sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu hay chưa thể trả lời được, tự bạn đã gây mất thời gian và mất tinh thần do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.

Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý

kiến.

Phỏng đoán, loại trừ

Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp: Loại bỏ những đáp án không thích hợp.

Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán.

Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may - rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.

Tô nhầm còn hơn bỏ sót

Đối với một bài thi trắc nghiệm, thí sinh không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm và không bị trừ điểm nếu thí sinh trả lời sai nên bạn cần nhớ: Bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.

Dành thời gian kiểm tra bài làm

Một kinh nghiệm cuối cùng mà thủ khoa Cù Gia Huy cung cấp cho thí sinh, nên dành một khoảng thời gian cuối cùng để kiểm tra lại bài, vì tính toán rất dễ có sai sót ngay cả những phần dễ nhất. Thời gian cuối cùng, thay vì tập trung để giải một bài khó không hy vọng

tìm ra lời giải thì nên tập trung rà soát lỗi ở những câu đã làm.

Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi

làm bài thi. Các bạn phải lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó.

Cuối cùng, để có được kết quả thi tốt cho chặng đường bước tới giảng đường ĐH, CĐ, các bạn thí sinh đừng có hành vi gian lận thi cử nhé. Việc gian lận trong thi cử sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài của bạn mà chỉ đem lại cho các bạn những điều phiền toái thôi.

Theo VNMedia

13. "Bắt mạch" hội chứng lười và không tập trung học ở sinh viên

Thời học sinh, "sinh viên nhà mình" ai cũng có khả năng tập trung học tập khá cao, vậy mà khi bước chân vào giảng đường khả năng tập trung ấy phần lớn giảm dần. Hãy cùng tớ "bắt mạch" hội chứng mất tập trung đó nhé.

Do thay đổi môi trường

Khác với cách học thời học sinh: thầy cô giảng bài, học sinh phải ghi chép, soạn bài, trả bài, làm bài tập nhiều. Không những thế, trong quá trình học luôn có những bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết xen kẽ. Do đó dù muốn hay không đã đi học ai cũng ít nhiều phải lo lắng, tập trung học tập.

Lên đại học cách học thay đổi: 1 buổi chỉ học 1 môn kéo dài tới 4, 5 tiết. Nhiều môn học thầy cô không điểm danh, không bắt buộc sinh viên tới lớp, trong giờ sinh viên có thể không ghi bài, không bị kiểm tra bài cũ, kiểm tra điểm thành phần... Chính cách học mở

đó đã tạo điều kiện, "mầm mống" của tư tưởng lười học, bỏ học của nhiều sinh viên hoặc có tới lớp cũng không chú ý, mất tư duy, lười suy nghĩ, dẫn tới cái đầu ít làm việc nên khả năng phân tích, hiểu bài giảm, lâu dần trở nên ngày càng khó tập trung.

Ngoài yếu tố môi trường học tập, sinh viên còn bị ảnh hưởng của môi trường sống. Thời học sinh đa phần các bạn học ở gần nhà, có sự giám sát, kèm cặp của gia đình tới khi lên đại học, xa nhà bố mẹ khó kèm cặp cũng dễ tạo điều kiện "bùng nổ" cho chứng lười học ở những ai kém tự giác.

Do tâm lí chủ quan

Nếu trước đây chúng mình luôn phải đối diện với áp lực về điểm số, thi cử, mục tiêu phải đậu trường này, trường kia... khi lên đại học các môn học đều thi vào cuối kì, có lịch thi trước, trượt lần 1 sinh viên được thi lại lần 2 hoặc học trả nợ, cải thiện điểm nếu thấp vào học kì sau. Nhờ những yếu tố "thiên thời địa lợi nhân hòa" đó mà nhiều sinh viên đem tư tưởng chưa thi, chưa học, bài tập sắp thi làm một thể, không thích đi học thì nghĩ miễn thi qua là được, cùng lắm là rớt, thi lại, học lại. Tâm lí chủ quan như thế đã ăn sâu vào tiềm thức, tạo thành phản xạ "lười có điều kiện" khiến sinh viên dễ lơ là, xa rời việc học.

Ảnh minh họa

Vấn đề kinh tế

Nghe có vẻ không liên quan nhưng lại có liên quan đấy. Bởi có nhiều sinh viên gia đình khó khăn, phải đi làm thêm, thời gian học sẽ hạn hẹp lại mệt rất khó tập trung học. Một số khác tuy có điều kiện nhưng lại thích tiêu sài hoang phí, thích "oai" tiêu quá mức, lại phải lo tình phí... tới mức nợ, "đau đầu vì tiền", phân tâm, khó học!

"Dế" yêu

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây mất tập trung khi học mà luôn để "dế" bên mình đó các bạn ạ. Chỉ 1 tin nhắn, 1 cuộc gọi cuộc gọi cũng khiến ta chữ nghĩa bay tứ tung rồi!

Do những yếu tố khác

Quãng đời sinh viên như nhiều người nói đó là quãng đời đẹp, có nhiều kỉ niệm nhất. Đó là kỉ niệm về tình bạn, về những "bữa lẩu mì tôm", những lần đi chơi, cắm trại, đi thực tế,

những đêm thức trắng ôn bài khi mùa thi về... hay cả kỉ niệm về tình yêu thời sinh viên. Tuy nhiên có nhiều bạn đã không biết quý trọng, cân đối giữa học và chơi sao cho chặng đời đó thực sự có ý nghĩa mà lại "lạm dụng" thời gian của mình vào việc tụ

tập bạn bè, chơi game, cày phim thâu đêm suốt sáng khiến tinh thần, thể chất mệt mỏi không thể tập trung học được, hay có bạn lại để chuyện tình cảm ảnh hưởng, chi phối việc học hành.

Tóm lại nguyên nhân thì có vô vàn nhưng giải pháp chỉ có một! Hãy gạt bỏ tất cả những tác nhân có khả năng gây mất tập trung đi bạn nhé!

Trước tiên hãy tập thói quen ngồi vào bạn là học, không suy nghĩ linh tinh, không táy máy nghịch cái này cái kia, để máy điện thoại im lặng, vạch ra mục tiêu, nhiệm vụ học cụ thể. Luôn tìm sự hứng thú từ môn học, nghiêm túc với chính mình, chứ không phải học để đối phó." Đặc biệt kiên trì để cho "hội chứng lười và mất tập trung" không còn cơ hội phát triển nữa nhé!

Theo PLXH

Một phần của tài liệu tư vấn học đường phần 2 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w