Traođổi tin không đồng bộ Asynchronous:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật ghép nối máy tính Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề) (Trang 93 - 94)

5. 2.1 Vi mạch đệm 74LS245:

6.2.3 Traođổi tin không đồng bộ Asynchronous:

Trong truyền thông không đồng bộ, đường truyền sẽ không cần có thêm một đường tín hiệu clock bởi vì mỗi bên đã có bộ phát xung đồng bộ của riêng nó. Để làm được như vậy, hai bên phải thống nhất một tần số xung chung, và tất cả các xung clock phải khớp nhau ở một mức độ nào đó. Mỗi byte truyền đi sẽ bao gồm một bit Start để đồng bộ xung đồng hồ giữa hai bên và một bit Stop để đánh dấu kết thúc byte được truyền. Cổng RS- 232 của máy PC sử dụng định dạng không đồng bộ để truyển thông với các thiết bị ngoài như modem, máy in cũng như để truyền thông với máy tính khác. Tuy rằng cổng RS-232 có thể sử dụng phương pháp truyền đồng bộ nhưng phương pháp truyền không đồng bộ vẫn thường được sử dụng nhiều hơn.

Việc truyền thông sử dụng phương pháp không đồng bộ không cần phải thực hiện liên tục. Trong trạng thái nghỉ, đường tín hiệu truyền tin sẽ có trạng thái tương ứng với mức tín hiệu của bit Stop.

Quá trình truyền thông không đồng bộ sử dụng một số định dạng khác nhau. Thông dụng nhất là dạng 8-N-1. Trong đó mỗi byte dữ liệu gửi đi bao

gồm một bit Start, tiếp theo đó là 8 bit dữ liệu, bắt đầu băng bit 0 ( hay bit LSB) và kết thúc bằng một bit Stop.

Ký tự N trong 8-N-1 có nghĩa là trong dữ liệu truyền đi không có bit chẵn lẻ (Parity bit). Bit chẵn lẻ được sử dụng như một phương pháp kiểm tra lỗi truyền một cách đơn giản. Bit chẵn lẻ có thể là bit “Chẵn” hoặc bit “Lẻ”. Bit chẵn có nghĩa là bit parity được đặt là chẵn hay lẻ sao cho số các bit có giá trị 1 trong các bit dữ liệu bao gồm cả bit Parity là một số chẵn, và ngược lại với Parity lẻ. Khi bên nhận nhận được byte dữ liệu nó sẽ kiểm tra để tính giá trị parity của byte được nhận, sau đó so sánh với bit parity ở trong byte vừa nhận. Nếu không trùng nhau có nghĩa là đã có lỗi xảy ra trên đường truyền. Bên nhận sẽ thông báo lại để bên gửi truyền lại byte dữ liệu đó.

Số bit dữ liệu truyền đi trong một lần truyền có thể là từ 5 đến 8 bit tuỳ theo từng ứng dụng. Nếu truyên ký tự ASCII thì ta truyền 7 bit, nếu truyền giá trị nhị phân (truyền file) thì sử dụng 8 bit.

Số bit stop cũng là một tham số cần quan tâm. Số 1 trong 8-N-1 chỉ ra rằng ở đây ta sử dụng 1 bit Stop. Số bit stop có thể là 1,5 hoặc 2 bit.

Tham số rất quan trọng trong quá trình truyền thông đó là tốc độ truyền dữ liệu. Tốc độ truyền là số bit được truyền trên đường dây trên một đơn vị thời gian, thông thường được tính bằng đơn vị baud. Trong đa số trường hợp, đơn vị này tương tương đương với đơn vị bit trên giây (b/s). Với định dạng 8- N-1, tốc độ truyền một byte dữ liệu bằng 1/10 tốc độ truyền. Nếu ta truyền với tốc độ 9600 baud thì trong một giây truyền được 960 byte.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật ghép nối máy tính Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề) (Trang 93 - 94)