5. 2.1 Vi mạch đệm 74LS245:
6.2.2 Traođổi tin đồng bộ: Synchronous
Trong truyền thông đồng bộ, hai bên truyền thông sử dụng chung một đường tín hiệu clock. Tín hiệu này được phát ra bởi một bên hoặc bởi một thiết bị phát xung đồng bộ riêng. Tín hiệu đồng bộ này có thể có tần số thay đổi hoặc có một chu kỳ không xác định. Nghĩa là mỗi bit truyền đi được xác
định tại một thời điểm khi có sự thay đổi mức tín hiệu của tín hiệu clock. Bên nhận cũng sử dụng sự thay đổi mức đó để xác định khi nào thì đọc bit dữ liệu gửi tới. Thí dụ như bên nhận sẽ chốt dữ liệu gửi tới khi xuất hiện sườn lên của xung clock hay là sự thay đổi mức tín hiệu từ thấp lên cao. Truyền đồng bộ bên nhận không cần phải biết trước tốc độ trao đổi tin mà chỉ cần qua tâm tới tín hiệu đồng bộ phát trên đường tín hiệu đồng bộ.
Truyền thông đồng bộ rất hữu ích khi truyền ở khoảng cách gần bởi nó cho phép truyền thông với tốc độ cao. Tuy vậy với khoảng cách xa, việc truyền thông đồng bộ là không khả thi do nó đòi hỏi có thêm một đường tín hiệu clock, như vậy cần một đường dây thêm vào, hơn nữa sẽ dễ bị nhiễu trên đường truyền.
Mỗi khối tin đồng bộ thường gồm nhiều byte, các khối được đánh dấu bởi các byte đánh dấu khung tin, các byte này có giá trị là 16H ( mã ASCII của chữ Sync)
Truyền thông đồng bộ phải thực hiện liên tục, khi không có dữ liệu cần truyền thì bên phát vẫn tiếp tục phải truyền các dữ liệu “trống” để duy trì sự đồng bộ.
Truyền thông đồng bộ thực hiện kiểm tra lỗi bằng phương pháp số dư vòng (chia tổng tin của khung cho một đa thức - gọi là đa thức sinh). Số dư của phép chia được ghi vào một byte FCS ( Frame Check Sum). Ở phía thu, cũng tính tương tự và so sánh kết quả. Nếu bằng nhau thì tin truyền không bị lỗi.