card mở rộng cắm thêm vào. Các đường địa chỉ sử dụng đối với vùng này là A0 - A9.
Trên một card mở rộng thường có nhiều khối chức năng như bộ biến đổi tương tự/số ADC, bộ biến đổi số - tương tự DAC, khối xuất nhập dữ liệu số, điều khiển hiển thị, .v.v. . Các khối này được trao đổi dưới những địa chỉ khác nhau từ máy tính. Do đó, trên card mở rộng phải có thêm một bộ giải mã địa chỉ. Bộ giải mã địa chỉ có nhiệm vụ so sánh địa chỉ trên bus địa chỉ của máy tính với các địa chỉ đã được thiết lập trước cho các khối chức năng của card mở rộng. Khi địa chỉ đó có sự thống nhất với khối nào thì khối tương ứng sẽ được kích hoạt thông qua một đường tín hiệu logic từ đầu ra của bộ giải mã. Khi được kích hoạt, khối đó mới có thể tiến hành sự trao đổi thông tin với máy tính.
Hình 4.2: Sơ đồ hoạt động bộ giải mã địa chỉ
Bộ giải mã địa chỉ 74HC688 so sánh các đường dẫn địa chỉ A2 - A9 xem có thống nhất với địa chỉ đã thiết lập trước của card mở rộng bằng chuyển mạch DIP. 74HC688 so sánh các cặp bit xem có giống nhau không. Khi các cặp đồng nhất thi sẽ tạo ra một tín hiệu mức thấp ở đầu ra. Ngoài ra khi giải mã còn phải quan tâm đến đường tín hiệu AEN (Address ENable). Đường này cho biết CPU hay DMAC đang chiếm quyền sử dụng bus. Khi tín hiệu này ở mức thấp thì card mở rộng mới được sử dụng các bus. Tín hiệu AEN được đưa tới đầu vào /G của 74HC688 để cho phép bộ giải mã hoạt động.
Các đường tín hiệu A0, A1, IOR, IOW cũng được sử dụng trong bộ giải mã bằng cách kết hợp với các IC cổng logic AND, OR và vi mạch giải mã 74HC138 để tạo thành các đường điều khiển đọc ghi cho từng khối chức năng trên card
Bộ giải mã logic đồng thời đảm nhận vai trò điều khiển bộ đệm bus 2 chiều 74HC245. Bộ này nối các đường dẫn dữ liệu của rãnh cắm PC với các đường dẫn của card mở rộng. Cách ghép nối này rất quan trọng, nhờ vậy mà các mức tín hiệu trên đường dẫn dữ liệu không bị ảnh hưởng. Nó có chứa 8 vi mạch đệm với các lối ra 3 trạng thái để trao đổi thông tin giữa các đường dẫn bus dữ liệu theo 2 hướng. Hướng truyền dữ liệu được xác định bằng chân DIR: DIR = 0, dữ liệu được chuyển từ B sang A. Việc chuyển hướng dữ liệu cho phép quản lý đơn giản bằng tín hiệu /IOR. Ta có thể nối trực tiếp ra chân DIR. Qua đó đảm bảo bộ đệm chỉ cho phép dữ liệu đưa vào từ bên ngoài đưa lên bus dữ liệu của máy tính khi PC thực hiện một quá trình truy nhập đọc (/IOR = 0)
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
+ Nội dung:
Trình bày các vấn đề về ghép nối máy tính với thiết bị ngoại vi thông qua các khe cắm (slot) của máy tính PC.
Phân tích cấu trúc, nguyên lý và cách ghép nối của các khe cắm thông dụng như ISA, PCI.
+ Cách thức và phương pháp đánh giá:
Trả lời câu hỏi bằng phương pháp tự luận. + Gợi ý tài liệu học tập:
Ngô Diên Tập, Kỹ thuật ghép nối máy tính, NXB KHKT,
Nguyễn Mạnh Giang, Kỹ thuật ghép nối máy vi tính, NXB Giáo dục, 2 tập.
CHƯƠNG 5
GHÉP NỐI TRAO ĐỔI TIN SONG SONG Mã chương: MH 25-05
Giới thiệu về chương
– Khối ghép nối song song đơn giản
– Các vi mạch đệm, chốt (74LS245, 74LS373)
– Vi mạch PPI 8255A
– Ghép nối song song qua cổng máy in