Ghép nối song song qua cổng máy in

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật ghép nối máy tính Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề) (Trang 79)

5. 2.1 Vi mạch đệm 74LS245:

5.4. Ghép nối song song qua cổng máy in

Mục tiêu:

– Gới thiệu về cấu trúc, các thanh ghi của cổng máy in.

Nội dung

5.4.1 Giới thiệu chung

Cổng máy in là giao diện thường được sử dụng nhiều nhất trong các ứng dụng ghép nối máy tính đơn giản, do tính phổ cập và đơn giản trong việc ghép nối và điều khiển cộng với yêu cầu tối thiểu về thiết bị phần cứng thêm vào. Cổng này cho phép đưa vào tới 13 bit và đưa ra 12 bit song song, trong đó có 4 đường điều khiển, 5 đường báo trạng thái và 8 đường dữ liệu. Trong hầu như bất kỳ PC nào ta cũng có thể tìm thấy cổng máy in ở phía sau. Đầu nối này có dạng DB 25 chân (giắc cái – female).

Hình 5.9

Các cổng song song gần đây được chuẩn hoá theo chuẩn IEEE 1284 đưa ra năm 1994. Chuẩn này mô tả 5 chế độ hoạt động của cổng máy in như sau:

1. Chế độ tương thích (Compatibility mode) 2. Chế độ Nibble

3. Chế độ Byte 4. Chế độ EPP 5. Chế độ ECP

Chế độ cớ sở (hay còn gọi là Centronics mode) được biết đến từ lâu. Chế độ này chỉ cho phép đưa dữ liệu theo một chiều ra (output), với tốc độ tối đa 150kB/s. Muốn thu dữ liệu (input) ta phải chuyển sang chế độ Nibble hay Byte. Chế độ Nibble có thể cho phép đưa vào 4 bit song song một lần. Chế độ Byte sử dụng tính năng song song hai hướng của cổng máy in để đưa vào một byte.

Để đưa ra một byte ra máy in ( hoặc các thiết bị khác) trong chế độ cơ sở, phần mềm phải thực hiện các bước sau:

(1) Viết dữ liệu ra cổng máy in (ghi vào thanh ghi dữ liệu)

(2) Kiểm tra máy in có bận không, nếu máy in bận, nó sẽ không chấp nhận bất cứ dữ liệu nào, do đó dữ liệu ghi ra lúc đó sẽ bị mất

(3) Nếu máy in không bận, đặt chân Strobe (chân 1) xuống thấp (mức 0), để báo với máy in là đã có dữ liệu trên đường truyền ( chân 2 - 9)

(4) Sau đó chờ 5 micro giây và đặt chân Strobe lên cao (mức 1).

Chế độ mở rộng (EPP) và nâng cao (ECP) sử dụng các thiết bị phần cứng tích hợp thêm vào để thực hiện và quản lý việc đối thoại với thiết bị ngoài. Ở chế độ này để cho phần cứng kiểm tra trạng thái máy in bận, tạo xung strobe và thiết lập sự bắt tay thích hợp. Do đó chỉ cần sử dụng một lệnh vào ra để trao đổi dữ liệu nên giúp tăng tốc độ thực hiện. Khi đó cổng này có

thể đưa dữ liệu ra với tốc độ 1 – 2 MB/s. Ngoài ra chế độ ECP còn hỗ trợ sử dụng kênh DMA và có thêm bộ đệm FIFO.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật ghép nối máy tính Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: Trung cấp (Tổng cục Dạy nghề) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w