Quyển Đệ Thất

Một phần của tài liệu AN NAM CHI LUOC (Trang 66)

A n - N a m C h í - Lư ợc

Quyển Đệ Thất

C- Á i Đô n g - Sơn L ê - Tc B i ê n

Các quan Thứ-Sử, Thái-Thú ở các Quận Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam, phụ-biên các quan Thứ-Sử, Thái-Thú đời Tam-Quốc Nhật-Nam, phụ-biên các quan Thứ-Sử, Thái-Thú đời Tam-Quốc

Đặng-Huân

Người Nam-Dương, ông nội của Tây-Hoa-Hầu Đặng-Thần, đời Hậu-Hán làm chức Châu-Mục ở Giao-Châu.

Ích-Cư-Xương

Con của Cư-Ông, trong năm Ngũ-Phụng thứ 51, làm Thứ-sử quận Giao-Châu.

Đặng-Nhượng

Thân-thế thế nào chưa rõ, nhưng theo sách sử-ký của đời vua Quang-Võ trong Hậu-Hán-Thư, thời trong thời Vương-Mãng, các quận Giao-Chỉ, đều đóng cửa tự giữ lấy, có Sầm-Bành ngày thường có tình thân-mật với Đặng-Nhượng làm quan Mục ở đất Giao-Chỉ, đưa thư cho Nhượng, Nhượng bèn suất cả các Thái-Thú ở các quận, sai sứ đem lễ-vật về cống-hiến, sau đó đều được phong tước hầu.

Tích-Quang

Người Hán-Trung, trong thời vua Bình-Đế, làm Thái-Thú đất Giao-Chỉ, lấy lễ-nghĩa dạy dân.

Nhậm-Diên

Tự là Trường-Tồn, mới 12 tuổi đã thông hiểu Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân-Thu, nổi tiếng trong trường Thái-Học, người ta gọi là Nhâm-Thánh Đồng, nghĩa là Ông thánh con nít họ Nhâm. Đầu niên hiệu Kiến-Võ (25 sau Công-Nguyên), làm Thái-Thú quận Cửu-Chân. Theo phong-tục tập-quán thì dân Cửu- Chân chỉ làm nghề đánh cá và săn thú, chứ không biết cày cấy. Nhâm-Diên dạy dân vỡ đất hoang, trồng lúa, đất mỗi năm mỗi mở rộng thêm, dân được no đủ giàu có. Còn hạng dân nghèo không có tiền cưới vợ, thì Nhâm-Diên bắt từ quan Trưởng-Sử trở xuống phải chịu bới lương bổng để giúp kẻ nghèo. Vì vậy, số người cưới vợ trong một lúc tới 2.000 người. Năm ấy, mưa gió thuận hoà, các giống lúa đều được mùa. Nhà nào sinh được con cũng đặt tên Nhâm. Cai-trị được bốn năm, Nhâm-Diên trở về Trung-Quốc, người quận Cửu-Chân lập nhà sinh-từ để thờ.

Tô-Định

Đầu năm Kiến-Võ, làm Thái-Thú quận Giao-Chỉ, tính tham lam mà hung dữ, nên Trưng-Trắc giết Tô-Định làm phản. Sau đó, nhà Hán sai Mã-Viện qua dẹp yên cuộc loạn ấy.

1 Xét Ngũ-Phụng: là niên-hiệu của Hán Tuyên-đế, không có năm thứ 5, chỉ từ năm đầu đến năm thứ 4 (57-54 trước Công-Nguyên). Có lẽ sách chép sai. Có lẽ sách chép sai.

67 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thất

Lý-Thiện

Tự là Thứ-Tôn, người đất Nam-Dương, làm chức Thái-Tử Xá-Nhân của nhà Hán. Trong thời vua Hiển-Tông, làm Thái-Thú quận Nhật-Nam, làm việc hay dùng ân-huệ, bác-ái đối với dân, nên dân ở các xứ khác cũng phục tùng, đổi làm chức Thái-Thú quận Cửu-Chân.

Trương-Khôi

Trong triều vua Hiển-Tông, làm Thái-Thú Giao-Chỉ, vì ăn hối-lộ bị tội, của bị tịch thu vào kho. Vua nhà Hán ra lời chiếu lấy của ấy ban cho các quan.

Hồ-Cống

Cha của Hồ-Quảng, làm chức Đô-Uý quận Giao-Chỉ.

Phàn-Diễn

Trong năm Vĩnh-Hoà thứ 2 (137) của Thuận-Đế, làm chức Thứ-Sử quận Giao-Chỉ. Giặc mọi Khu- Liên huyện Tượng-Lâm, quận Nhật-Nam làm phản, Diễn phát quân ra đánh bị thua.

Trương-Kiều

Trong năm Vĩnh-Hoà thứ 3 (138), làm chức Thứ-Sử quận Giao-Châu, sai sứ-thần đi ủy-dụ bọn giặc mọi ở huyện Tượng-Lâm; bọn giặc đều hàng phục.

Chúc-Lương

Tự là Thiệu-Khanh, người Lâm-Tương. Trong năm Vĩnh-Hoà (136-141), làm Thái-Thú quận Cửu- Chân. Bọn mọi Khu-Liên nổi làm phản; lúc Lương đến, chỉ đi một chiếc xe vào nơi giặc hiểu dụ, lấy oai tín mà thuyết-phục, người tới đầu hàng có vài vạn, cõi đất Lãnh-Ngoại đều yên cả.

Châu-Xưởng

Tự là Tử-Kính, người đất Ngô. Trong năm Vĩnh-Hoà thứ 6 (141), làm Thái-Thú Giao-Chỉ. Xưởng dâng thư tâu rằng: "Đất Giao-Chỉ ở xa, ngoài cả chín Châu, trông về Kinh-đô như xem ngôi sao Vân-Hán, thì nên đặt ra một chức Phương-Bá để làm một hàng rào phía nam cho quốc-gia". Nhà Hán bèn phong Xưởng làm chức Thứ-Sử Giao-Châu.

Hạ-Phương

Làm Thứ-Sử Giao-Châu đời Thuận-Đế, (126-144), dân Giao-Chỉ làm phản, phiến động đến Quận Cửu-Chân, kết bè đảng với nha. Phương lấy ấn-tín khuyến dụ, nên bọn giặc đầu hàng; nhân công đó, được thăng lên chức Thái-Thú quận Quế-Dương.

Năm Diên-Hy thứ 3 (160), dư đảng bọn giặc quận Cửu-Chân lại nổi lên mãnh-liệt, nên triều-đình lại sai Phương làm Thứ-Sử ở Giao-Châu; Phương cai-trị có ân có oai, nên quân giặc kéo nhau tới xin hàng cả.

Dương-Phò

Người Cối-Kê, cháu của Dương-Mậu. Dương Mậu theo vua Hán Quang-Võ chinh phạt có công, nay cho Phò làm Thứ-Sử quận Giao-Châu.

Nghê-Thức

Trong năm Vĩnh-Thọ (Hoàn-đế), làm Thái-Thú quận Cửu-Chân. Lúc bấy giờ, quan lệnh huyện Cư-Phong tham lam hung bạo, nên người trong huyện là Châu-Đạt giết quan lệnh và suất quân chúng đánh cả quận Cửu-Chân. Thức tử trận. Vua Hán hạ chiếu ban thưởng 60 vạn quan tiền, lại cho hai người con làm quan Lang-Trung.

68 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thất

Ngụy-Lãng

Tự là Thiếu-Anh, người Cối-Kê, làm quan lệnh huyện Bành-Thành, thăng lên chức Đô-Úy quận Cửu-Chân. Trong năm Vĩnh-Thọ thứ 3 (157), bọn mọi làm phản, Nghê-Thức tử trận, Lãng tới, trị việc binh ngũ rất nghiêm, dẹp yên được giặc.

Chúc-Điềm

Tự là Bá-Hưu, người Trung-Sơn, Sách Nam-Việt-Chí chép rằng: "Điềm làm chức Tư-Đồ, vì nói thẳng xúc phạm đến vua, bị giáng làm Thứ-Sử quận Giao-Châu. Ông làm việc thanh-liêm, lại có ân-huệ với dân, cho nên được lòng dân lắm".

Xét lại trong năm Diên-Hy thứ 2 (159) của Hoàn-đế, Điềm giữ chức Quang-Lộc Đại-phu, thăng lên chức Tư-Đồ, năm thứ 3 (160) thì mất. Như vậy, thì có lẽ sách Nam-Việt-Chí không đủ làm bằng cứ.

Cất-Kỳ

Năm Diên-Hy thứ 6 (163), đi đánh giặc Giao-Châu, bị giặc bắt sống giữ lại.

Đinh-Cung1

Đời vua Hoàn-đế (147-167), làm chức Thứ-Sử Giao-Châu, được mời về nhậm chức Tư-Đồ.

Trương-Bàn

Tự là Tử-Thạch, người Đan-Dương. Trong năm Diên-Hy (158-166), làm Thứ-Sử Giao-Châu.

Ngu-Thiều

Cha của Ngu-Phiên. Trong đời Hậu-Hán làm Thái-Thú quận Nhật-Nam, có ân-huệ với dân, đến khi chết, đưa quan-tài về làng, có bầy chim nhạn bay theo đến Cối-Kê, đậu trên phần mộ, chôn xong mới bay đi.

Châu-Tuấn

Tự là Công-Vỹ, người Cối-Kê. Năm Quang-Hoà thứ 4 của Linh-Đế (181), Lương-Long ở quận Giao-Châu cùng với Thái-Thú quận Nam-Hải là Khổng-Chỉ làm phản, vua Hán sai Tuấn làm Thứ-Sử quận Giao-Châu. Khi đi qua quận nhà, Tuấn chiêu mộ người nhà hợp với 5.000 quân chia hai đạo tiến vào. Trước tiên đã cho người tới quận để do thám tình hình hư thiệt của giặc và tuyên truyền oai đức để chấn-động nhân-tâm của bọn giặc, liền đó kéo các đạo quân ở bảy quận2 áp tới đánh chém Lương-Long, rồi quân giặc đầu hàng, ước mấy vạn người. Nhân công đó, được phong tước Đô-Đình-Hầu.

Lý-Tiến

Tự là Đăng-Cao, trong thời vua Linh-đế (168-189), làm Thứ-Sử quận Giao-Châu.

Giả-Tông

Tự là Mạnh-Kiên, người Liêu-Thành, đậu khoa hiếu-liêm, bổ làm Kinh-Triệu-Doãn. Đương thời ấy ở đất Giao-Châu có nhiều của báu, các quan Thứ-Sử bổ tới, lớp trước cũng như lớp sau, không ai giữ được nết trong sạch, nên lại-thuộc và nhân-dân đều oán mà làm phản. Năm đầu hiệu Trung-Bình (184), triều-đình cử Giả-Tông làm Thứ-Sử quận Giao-Châu. Sau khi đến Quận, Tông đưa giấy hiểu thị, khiến nhân-dân đều yên nghiệp làm ăn, chiêu-mộ những người hoang-tán, tha xâu-thuế, giết những cường- hào bóc-lột, chọn những người hiền lành làm quan, trăm họ đều yên, dân trong quận làm lời ca rằng: "Giả phụ lai vân, sử giã tiên phản, kim kiến thanh-bình, bất cảm phục bạn", nghĩa là: ông cha họ Giả tới muộn, khiến chúng ta trước kia làm phản, nay thấy quan trường thanh-liêm và công-bình, không dám bội bạn nữa".

Một phần của tài liệu AN NAM CHI LUOC (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)