Trò chơi "Quạ bắt gà con" - Giai đoạn 1: chuẩn bị trò chơị
Bước 1: mục tiêu, yêu cầụ
Trẻ hiểu được Quạ là loài có hại
Kích thích óc quan sát của trẻ, rèn kĩ năng vận động. Trẻ hăng hái tham gia trò chơị
Bước 2: lựa chọn trò chơị Tên trò chơi: Quạ bắt gà con. Hình thức tổ chức: theo nhóm.
Vẽ 1 vòng tròn to trên sân (làm ổ gà con). Bước 3: số lượng trò chơi: 1
Thời gian : 10 phút
Thời điểm: trong tiết cho trẻ làm quen thế giới động vật. - Giai đoạn 2: tổ chức trò chơị
Bước 1:
Gây hứng thú: cho trẻ hát bài hát " Đàn gà con". Giới thiệu tên trò chơi: trò chơi " Quạ bắt gà con". Bước 2:
Phạm Thị Phương Thảo K33GDMN Khoa GDTH 55 Luật chơi: chú gà con bị bắt sẽ làm Quạ trong trò chơị
Cách chơi: chia trẻ thành các nhóm 10 - 12 trẻ / nhóm. 2 - 3 trẻ đúng vai làm Quạ đi kiếm ăn.
Tất cả trẻ còn lại đóng vai làm Gà con.
Khi nghe hiệu lệnh của cô, Gà con rời tổ đi kiếm ăn ở ngoài, vừa đi vừa kêu "chiếp, chiếp". Khi các chú Gà con đi kiếm ăn các chú Quạ kêu "quạ, quạ" bay xuống bắt Gà con, các chú Gà con phải chạy nhanh về tổ của mình, chú Gà nào không chạy về kịp sẽ bị Quạ bắt.
Bước 3: cô tham gia chơi cùng với trẻ, hướng dẫn trẻ cách chơị Bước 4: nhận xét, kết luận.
Cô nhận xét trẻ chơi, khen ngợi những trẻ chơi tốt, động viên những trẻ chơi chưa tốt.
Phạm Thị Phương Thảo K33GDMN Khoa GDTH 56
Kết luận
Giáo dục môi trường là một trong những nội dung quan trọng góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Để giáo dục môi trường cho trẻ đạt hiệu quả giáo viên cần phải có những phương pháp giáo dục hợp lí. Trong các tiết học cần phải chuẩn bị nội dung chính xác, cách diễn đạt dễ hiểu, lôi cuốn trẻ; phương tiện dạy học phải phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hộị
Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm thể chất, tâm sinh lí, nhận thức, trí tuệ của trẻ 4 - 5 tuổi, tôi thấy rằng việc giáo dục môi trường cho trẻ Mầm non 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trò chơi là một phương pháp rất tốt, giúp trẻ có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh. Trẻ không chỉ nhìn thấy vẻ đẹp bên ngoài của các sự vật hiện tượng xung quanh mà còn thấy được những ích lợi của chúng, thấy được sự biến đổi của các sự vật, hiện tượng. Trẻ Mầm non "Học mà chơi, chơi mà học", học tập kết hợp với vui chơi sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, thông qua các trò chơi giúp phát triển cho trẻ về tư duy, trí tuệ, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạỵ Trẻ được thoả mãn tính tò mò, ham hiểu biết. Từ đó trẻ hiểu hơn về ích lợi của môi trường, trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường, trẻ có những cách cư xử đúng đắn hơn.
Chính vì vậy đề tài tôi đưa ra "Hệ thống trò chơi giáo dục môi trường
cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường Mầm non" mang tính xác thực caọ Trò chơi
giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ.
ở đề tài này tôi đã làm rõ được một số vấn đề về cơ sở lí luận, hệ thống trò chơi giáo dục môi trường theo chủ đề cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non, đưa ra quy trình tổ chức trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ.
Phạm Thị Phương Thảo K33GDMN Khoa GDTH 57 Trong phần nghiên cứu cơ sở lí luận, tôi đã tìm hiểu một số vấn đề về môi trường: khái niệm (môi trường, giáo dục môi trường), các cách tiếp cận trong giáo dục môi trường, mục tiêu chương trình (giáo dục môi trường, giáo dục môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi), đưa ra nội dung chương trình giáo dục cho trẻ 4 – 5 tuổi (theo chủ đề), các nguyên tắc giáo dục môi trường cho trẻ. Bên cạnh đó tôi đã tìm hiểu một số đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi: đặc điểm trí tuệ, đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm thể chất. Việc giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi là một việc làm rất quan trọng, rất cần đến sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hộị
"Hệ thống trò chơi giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi trong
trường Mầm non" góp phần giúp cho giáo viên Mầm non lựa chọn được cho
mình những trò chơi giáo dục môi trường hợp lí để đưa vào chương trình giáo dục môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường Mầm non của mình. Tuỳ thuộc vào từng chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn những trò chơi phù hợp góp phần làm cho giờ học thêm sinh động, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu bài học một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên tôi chưa đi sâu vào từng cách phân loại trò chơi giáo dục môi trường mà chỉ dừng lại ở cách phân loại trò chơi giáo dục môi trường theo chủ đề. Trong thời gian tới đây tôi sẽ nghiên cứu bổ sung để đề tài của mình được hoàn thiện hơn. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè để tôi tiếp tục hoàn thành đề tài của mình.
Phạm Thị Phương Thảo K33GDMN Khoa GDTH 58
Tài liệu tham khảo
1. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam. 2. Luật giáo dục (2005).
3. Đào Thanh Âm (chủ biên), Giáo dục Mầm non, NXBĐHSP.
4. TS. Lê Thu Hương – PGS. TS Lê Thị ánh Tuyết (đồng chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi), NXBGDVN.
5. Lê Thu Hương (chủ biên), Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố theo chủ đề (4 – 5 tuổi), NXBGDVN.
6. Lê Trường Sơn Chấn Hải, Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non. 7. Nguyễn ánh Tuyết, Tâm lí học trẻ em, NXBĐHSP.
8. Đinh Văn Vang, Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mầm non. 9. Lê Thanh Vân, Sinh lí học trẻ em, NXBĐHSP.