Quan niệm về đổi mới PPDH môn GDCD

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân trong trường THPT ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)

Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành Giáo dục, là một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Việt Nam hiện nay.

Trong mấy năm gần đây, chúng ta đã tổ chức nhiều hội thảo nêu lên những suy nghĩ, những nguyện vọng của các cán bộ quản lí, các nhà nghiên cứu, các thầy giáo cũng như phụ huynh học sinh nhằm cải tạo tình trạng dạy học nhồi nhét, nặng nề và kém sáng tạo. Hiện tượng này phản ánh sự thay đổi trong nhận thức đối với thực trạng dạy học hiện nay, mở ra khả năng đổi mới PPDH trong thực tiễn nhà trường trong thời gian tới.

Bàn về PPDH và đổi mới PPDH trong khoảng hơn mười năm gần đây, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực. Song trong thực tế, PPDH đã thực sự trở thành một chìa khóa, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy hay vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ? Đây là một câu hỏi khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn.

Khi bàn đến thực trạng PPDH những năm gần đây, chúng ta không tránh khỏi một nhận xét chung là: chúng ta đã sử dụng những PPDH lạc hậu, trì trệ. Tuy nhiên, cũng không thể nói thực tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, bởi thực chất của PPDH những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc “thầy truyền đạt – trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách của quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một tiết học dẫn đến việc “thầy đọc – trò chép”. Nói như vậy cũng không phủ nhận ở một số không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề

nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới. Vậy vấn đề đổi mới PPDH hiện nay được quan niệm như thế nào?

Phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử, phải đổi mới trước hết ở ý thức.

Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để cung cấp kiến thức cho HS theo quan hệ một chiều: “Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận”. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh – một chủ thể của giờ dạy đã “bị bỏ rơi”, GV là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khóa mở cái kho đựng kiến thức theo phạm vi và khả năng của mình. Còn học sinh là người thụ động, cố gắng nhớ những điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, HS phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phải hợp với quan điểm của giáo viên nữa.

Trong PPDH truyền thống, khoa sư phạm chú ý đến người GV và ít quan tâm tới HS, coi HS như “cái lọ” mà người GV phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của HS được bộc lộ rõ ràng. Học sinh phải nhớ những gì mà người ta cung cấp cho ở trạng thái hoàn thành. Trong PPDH cũ, tính thụ động biểu hiện ở hình ảnh người GV đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp (cái mẫu), còn phía dưới là hình ảnh các HS ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ.

Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em HS tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó

có thể như mong muốn. Để HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới PPDH.

Đổi mới PPDH không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển của cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung hòa để làm ra cái “hơi khang khác hay tương tự cái đã có”, mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ. Nếu như PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho HS làm theo một điều nào đó, thì PPDH mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là PPDH cũ đã phần nhiều “bỏ quên” HS, nên bình thường HS bị động trong tiếp nhận, còn PPDH mới phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.

Phát huy tính tích cực của HS thông qua hàng loạt các tác động của GV là bản chất của PPDH mới. Khi nói đến tính tích cực chúng ta quan niệm là sự mong muốn hành động được nảy sinh từ phía HS, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy trong QTDH, GV phải sử dụng các PPDH làm sao kích thích được hứng thú học tập, cũng như tính chủ động sáng tạo của HS.

Như vậy, đổi mới PPDH không phải là phủ nhận hoàn toàn các phương pháp cũ mà thay vào đó những phương pháp hoàn toàn khác trước nhưng cũng không phải là việc tạo ra các phương pháp hơi khang khác, tương tự mà là việc kế thừa những yếu tố tích cực của các phương pháp cũ, gạt bỏ, khắc phục những hạn chế của các phương pháp đó tạo nên PPDH mới nhằm đạt được hiệu quả cao trong QTDH.

2.2. Thực trạng việc thực hiện đổi mới PPDH môn GDCD trong trường THPT ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện đổi mới PPDH môn GDCD ở trường THPT hiện nay

Môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lực – một thành tố cơ bản của nhân cách và là nội lực của sự phát triển nhân cách của HS. Do vậy, môn học này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo HS thành những người lao động mới đáp ứng được những đòi hỏi của nhà trường thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.

Ngày nay, đứng trước yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và công nghệ của thời đại “bùng nổ thông tin”, của nền kinh tế tri thức mà nhân loại đang bước tới, của một thế giới toàn cầu hóa, đang đặt ra mâu thuẫn giữa một bên yêu cầu, đòi hỏi tất cả các hệ thống giáo dục và đào tạo phải tăng cường hơn nữa số lượng môn học và khối lượng kiến thức của từng môn và một bên là nội dung chương trình và quỹ thời gian cho từng môn học không thể tăng lên vô hạn, thậm chí còn phải rút ngắn lại. Để giải quyết mâu thuẫn này cần áp dụng những PPDH tích cực. Những phương pháp này không những kích thích học sinh năng động, sáng tạo tìm hiểu nhận thức những tri thức trong bài giảng mà còn hình thành nên ở HS những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để có thể “học tập suốt đời” nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực để đứng vững, phát triển trong một thời đại phức tạp và đầy biến động, một thời đại mở ra trước mắt nhiều cơ hội nhưng cũng đầy cam go, thách thức.

Trong phong trào đổi mới PPDH đang diễn ra, GV dạy môn GDCD ở trường THPT đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới PPDH. Kết quả nghiên

cứu thực tiễn cho thấy ở một số trường THPT đặc biệt là các trường điểm, trường chuẩn quốc gia, các trường ở khu vực kinh tế phát triển như ở các thành phố, các trung tâm trong mấy năm gần đây đã đạt được những tiến bộ trong việc đổi mới PPDH. Ở những trường đã bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH và trang bị thiết bị PTDH mới thì việc sử dụng các PPDH đã được cải thiện. Mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH được sử dụng thường xuyên nhất nhưng đã có sự kết hợp với các PPDH khác, tăng cường làm việc nhóm, sử dụng các PPDH tích cực. Tuy nhiên, hình thức thuyết trình theo kiểu thông báo thầy đọc trò chép vẫn còn. Dưới tác động của yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS được chú trọng nhưng do không nắm được thấu đáo bản chất của dạy học tích cực và kĩ năng vận dụng các PPDH tích cực nên hình thức thuyết trình theo kiểu thông báo đọc chép biến tướng thành chiếu - chép (sử dụng các loại máy chiếu để học sinh chép), hay có nêu câu hỏi, có dùng dụng cụ trực quan nhưng chủ yếu vẫn là đọc chép. Kiểu dạy học này rất tai hại vì về căn bản nó vẫn không thay đổi được hạn chế của PPDH theo kiểu thông báo, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy nội dung môn GDCD vừa mới được biên soạn. PPDH này còn kéo theo kiểu thi cử trả lời câu hỏi theo lối học thuộc lòng cứng nhắc, ức chế tâm lí học trò. Điều tai hại là các GV không ít người cho rằng giáo cụ được đem ra sử dụng, giờ giảng được tiến hành bằng sử dụng CNNT là đã thực hiện đổi mới PPDH mà không hiểu rằng đó chỉ là phương tiện công nghệ hỗ trợ việc sử dụng PPDH tích cực. Sự nhầm lẫn này kéo theo hướng dạy học một cách tiêu cực vì các GV cứ tưởng như vậy là đổi mới rồi nhưng thực chất về căn bản sự đổi mới vẫn chưa được thực hiện.

Xét về mặt lịch sử, phương pháp thuyết trình theo kiểu thông báo – tái hiện là một PPDH truyền thống đã được sử dụng từ lâu ở trường THPT và các cấp học khác, GV đã có thói quen sử dụng phương pháp này. Về ưu điểm:

Phương pháp thuyết trình cho phép GV truyền đạt hiệu quả những nội dung lí luận tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà HS không dễ dàng tìm hiểu được. Thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ khi giảng bài, GV có khả năng lôi cuốn HS, truyền cho HS cảm hứng học tập, giáo dục niềm tin và tình cảm cho các em trong quá trình lĩnh hội tri thức. Phương pháp thuyết trình còn cho phép trong một thời gian hạn chế GV có thể truyền đạt một lượng thông tin lớn cùng một lúc cho nhiều HS. Chính vì vậy mà phương pháp thuyết trình còn cần phải được duy trì trong dạy học ở nhà trường đối với tất cả các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng. Đổi mới phương pháp không có nghĩa là phủ định sạch trơn những phương pháp truyền thống mà phải biết kế thừa những ưu điểm và gạt bỏ những yếu tố gây ra sự trì trệ, thụ động trong tâm lí người học, thui chột tinh thần sáng tạo cho học sinh.

Để hoàn thành tốt yêu cầu dạy học bộ sách giáo khoa GDCD không thể duy trì cách sử dụng PPDH thuyết trình như cũ, mà cần phải đổi mới PPDH cải tiến các phương pháp truyền thống, kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học…

Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi nhanh chóng, mọi mặt của đời sống xã hội trong quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ, khi trên đất nước ta đang có những thay đổi toàn diện sâu sắc thì việc đào tạo được những thế hệ công dân có lập trường giai cấp vững vàng, có ý thức tự tôn dân tộc, có lí tưởng cách mạng, tự trọng, giỏi giang là hết sức cần thiết. Điều đó một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của môn GDCD và sự cần thiết phải đổi mới PPDH bộ môn này trong nhà trường THPT.

Xuất phát từ thực tiễn trên, việc thực hiện đổi mới PPDH môn GDCD ở trường THPT là yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thông.

2.2.2. Tình hình đổi mới PPDH môn GDCD trong trường THPT ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở xác định mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển hài hòa toàn diện và tính chất XHCN của nền Giáo dục, Điều 27 của Luật Giáo dục (2005) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16, tr.16].

Mục tiêu trên đã trở thành định hướng chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của giáo dục quốc dân mà trước hết là thông qua QTDH các môn học ở nhà trường THPT, trong đó có môn GDCD.

Vị trí của môn GDCD ở trường THPT đã được xác định trong Chỉ thị Số 30/1998/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20/5/1998. Theo đó, “Môn GDCD ở trường THPT có vị trí hàng đầu trong

việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại”. Do đó, môn GDCD

cần được coi trọng đúng mức, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc đổi mới PPDH bộ môn này. Tuy nhiên, thực tế có những nhận thức, những quan niệm hết sức sai lệch về môn GDCD: coi đây là môn học chính trị thuần túy, là môn học bổ trợ, môn học phụ, do đó bất cứ giáo viên nào cũng có thể dạy học môn này và khi tham gia giảng dạy môn học này giáo viên không cần đầu tư

thời gian nghiên cứu tìm cách đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Những nhận thức, quan niệm này vẫn còn tồn tại trong các cấp quản lí, trong đội ngũ giáo viên, trong phụ huynh HS và bản thân HS.

Trong nhiều năm qua, đổi mới PPDH môn GDCD ở trường THPT đã trở thành yêu cầu cấp bách và là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định, nhấn mạnh điều đó. Thế nhưng, trải qua nhiều lần phát động, nhiều đợt bồi dưỡng GV và với nhiều hội thảo mang tầm cỡ quốc gia liên tục được tổ chức mà đến nay việc đổi mới PPDH vẫn chưa có sự thay đổi là bao (nếu không muốn nói là trì trệ). Bằng chứng là hàng ngàn GV vẫn còn dạy theo kiểu thầy nói – trò nghe, thầy đọc – trò chép, cao hơn một chút là kiểu đối thoại mang tính hình thức qua các câu hỏi – đáp, tạo không khí sôi động giả tạo để theo đúng kế hoạch bài giảng mà người dạy đã vạch ra. Một bộ phận không nhỏ còn thuyết giảng dài dòng, truyền thụ kiến thức một chiều, dạy “chay”, chưa quen sử dụng thiết bị dạy học hoặc vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác để nâng cao chất lượng giờ dạy.

Quá trình nghiên cứu thực tiễn dạy học ở trường THPT Phả Lại (Hải Dương), THPT Nguyễn Du (Hải Dương), THPT Xuân Hòa (Vĩnh Phúc) đã

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân trong trường THPT ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)