Hệ thống các PPDH môn GDCD ở trường THPT hiện nay

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân trong trường THPT ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)

- Phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình là PPDH trong đó giáo viên sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho học sinh hệ thống thông tin về nội dung học tập. học sinh tiếp nhận hệ thống thông tin đó từ giáo viên và xử lí chúng tùy theo tính chủ thể của người học và yêu cầu của người dạy.

Thuyết trình là PPDH lâu đời nhất và hiện nay vẫn là một trong những PPDH được sử dụng khá phổ biến. PPDH này được sử dụng ở hầu hết các bộ môn khoa học trong trường THPT, nhất là các bộ môn khoa học xã hội. Đối với môn GDCD, nó giữ vai trò rất quan trọng. Trong dạy học, giáo viên chỉ cung cấp và trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản và thiết thực, song để học sinh có thể lĩnh hội được những tri thức trừu tượng của môn học này một cách có hệ thống, một mặt giáo viên phải giảng dạy những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, mặt khác còn phải mở rộng có giới hạn tri thức sao cho học sinh tiếp thu tri thức liên tục. Tri thức trước là tiền đề, cơ sở để tiếp thu tri thức sau. Tri thức sau bổ sung, củng cố tri thức trước và cuối cùng học sinh lĩnh hội đầy đủ, có hệ thống tri thức của bộ môn. Như vậy, trong thời gian ngắn với PPDH thuyết trình giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức lớn và học sinh có thể lĩnh hội khối lượng tri thức đó một cách có hệ thống theo một logic chặt chẽ.

- Phương pháp đàm thoại

PPDH đàm thoại là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một nội dung dạy học. Kết quả là dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh thể hiện

được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá và lĩnh hội được nội dung bài học.

Đối với môn GDCD, PPDH đàm thoại sẽ giúp cho học sinh tiếp cận, hiểu và từng bước nắm vững kiến thức mang tính phổ biến, khái quát và trừu tượng cao, nhưng lại rất thiết thực và gắn bó với cuộc sống hiện tại và tương lai của học sinh. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ hình thành, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, tư duy logic. Bởi vì, để trả lời được câu hỏi, diễn đạt được tư tưởng của mình, học sinh phải biết vận dụng các tri thức đã có, biết khái quát, lập luận một cách logic trên cơ sở của các phương pháp nhận thức, tư duy khoa học, biết sử dụng ngôn ngữ khoa học… Thông qua đàm thoại, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của mình, kết quả thu nhận tri thức của học sinh, từ đó sửa chữa những khuyết điểm của bản thân, của học sinh trong quá trình giảng dạy.

- Phương pháp trực quan

Trực quan là PPDH trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác của học sinh nhằm tổ chức cho học sinh tri giác một cách có chủ đích, có kế hoạch, tạo khả năng cho học sinh theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát trên cơ sở đó nâng cao chất lượng của bài học

Đối với tri thức khoa học phổ biến và trừu tượng như tri thức của môn GDCD, khi năng lực tư duy của học sinh phổ thông còn bị hạn chế lớn thì việc sử dụng PTDH trực quan đóng vai trò rất quan trọng. PTDH trực quan càng gần gũi với cuộc sống học sinh, càng gắn bó với kiến thức đã thu nhận được của họ sẽ càng tăng thêm tác dụng tích cực của các phương tiện đó.

- Phương pháp nêu vấn đề

PPDH nêu vấn đề là PPDH, trong đó giáo viên tạo ra các tình huống mâu thuẫn, đưa học sinh vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, phám phá, từ đó

hướng dẫn, khích lệ học sinh tìm cách giải quyết để nắm được kiến thức, phát triển trí tuệ và thái độ học tập.

- Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm là PPDH trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó. Mục đích của thảo luận nhóm là làm tăng tối đa cơ hội để học sinh được làm việc và thể hiện khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.

- Phương pháp động não

Phương pháp động não là PPDH, trong đó NDDH không được cấu trúc thành bài dạy chặt chẽ cho trước mà tất cả học sinh trong lớp trong một thời gian ngắn phải đưa ra ý kiến, ý tưởng, giả định của mình về một vấn đề nào đó. Kết quả là học sinh thu nhận được các ý tưởng, giải pháp chung sau khi đã sàng lọc các ý tưởng được đưa ra. Đây là một phương pháp có ích để “lôi ra” một danh sách các thông tin.

- Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là PPDH nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được.

- Phương pháp dự án

Phương pháp dự án là PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp với lí thuyết thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hoạt động có thể giới thiệu

được. Đặc điểm của PPDH này là định hướng hành động cho học sinh (học sinh tham gia vào giai đoạn dạy học, cả việc lựa chọn nhiệm vụ).

Như vậy, PPDH môn GDCD là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh nhằm phát hiện những quy luật của QTDH môn GDCD, xây dựng hệ thống các nguyên tắc, hình thức và PPDH để tổ chức thành công hoạt động dạy học môn GDCD ở trường THPT. Hệ thống các PPDH môn GDCD rất phong phú và đa dạng. Mỗi phương pháp có ưu điểm, hạn chế và tác dụng khác nhau. Việc lựa chọn và sử dụng PPDH nào tùy thuộc vào nội dung dạy học, mục tiêu dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường, đối tượng, tình huống dạy học cụ thể cũng như trình độ, năng lực của giáo viên và đặc điểm học sinh.

CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI PPDH MÔN GDCD TRONG TRƯỜNG THPT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân trong trường THPT ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)