Khi dạy mục II, phần 1 giáo dục Giáo viên và học sinh khai thác Hình 39 Chùa Một Cột (Hà Nội), SGK trang 103, (Giáo viên tham khảo

Một phần của tài liệu Khai thác kênh hình và tư liệu để nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 47)

Hình 39 - Chùa Một Cột (Hà Nội), SGK trang 103, (Giáo viên tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10”).

Việc hướng dẫn học sinh sưu tầm những hình ảnh trên, giúp học sinh biết được phương pháp học trước kia của ông cha ta, từ đó giúp các em nhận thức và so sánh với điều kiện, phương pháp học hiện nay, đặt biệt là các em sẽ liên hệ với bản thân được sống trong xã hội hiện nay với điều kiện rất đầy đủ, có thời gian đầu tư cho việc học, khoa học công nghệ phát triển ….. thì các em phải như thế nào, phải có trách nhiệm gì …để tạo điều kiện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

- Ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác các kênh hình, tôi còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu và sưu tầm thêm tư liệu liên quan tới bài học này:

+ Sự ra đời và phát triển của giáo dục Việt Nam. + Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. + Kiến trúc và điêu khắc thời phong kiến.

+ Sưu tầm thêm về các loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật sân khấu…..

Sưu tầm các tác phẩm điêu khắc.

* Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI- XVIII

- Giáo viên và học sinh khai thác hình 42 SGK trang 107: Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10”).

Hình 42 - Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn).

Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh.

+ Liên hệ văn học sử: tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

+ Sự mở rộng và khai phá đất đai ở Đàng Trong từ Thuận Hóa đến các vùng đất phía Nam.

* Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

- Giáo viên và học sinh khai thác hình 44 SGK trang 112: Cặp chân đèn gốm hoa lam đầu thế kỉ XVII, hình 45 SGK trang 113 Thương cảng Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10”).

Khi dạy mục 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình 44 - Cặp chân đèn gốm hoa lam đầu thế kỉ XVII.

Trước hết giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh quan sát kênh hình rồi nêu các câu hỏi gợi mở cho các em trao đổi: quan sát hình các em thấy hình dáng cặp chân đèn có cấu tạo như thế nào? Nó bao gồm mấy phần? Họa tiết trang trí của cặp chân đèn được thể hiện như thế nào?

Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời, giáo viên miêu tả và tiếp tục đưa ra câu hỏi để học sinh thảo luận: em có nhận xét gì về nghệ thuật làm gốm của người đương thời? Việc sản xuất gốm hoa lam chứng tỏ điều gì?

Cuối cùng giáo viên có thể khẳng định: qua tìm hiểu về hình Cặp chân đèn gốm hoa lam đầu thế kỉ XVII cho thấy: nghệ thuật làm gốm lúc này đã đạt đến trình độ cao về kĩ thuật cũng như nghệ thuật trang trí tạo hình. Nó không chỉ thể hiện nét độc đáo về tạo dáng và trang trí, mà còn vừa thanh đẹp, vừa có ý nghĩa sử dụng cao. Chứng tỏ nghề làm gốm của nước ta lúc đó rất phát triển.

Sau khi khai thác xong kênh hình trên, giáo viên cho học sinh sưu tầm thêm những hình ảnh gốm ở các thời kì trước để qua đó học sinh có thể tìm hiểu và biết thêm về đặc điểm gốm của từng thời kì và đặc biệt là thấy được nét độc đáo về nghệ thuật trang trí, phát triển thủ công nghiệp ở nước ta.

- Khi dạy mục 3. Sự phát triển của thương nghiệp giáo viên hướng dẫn họcsinh khai thác kênh hình 45 - Thương cảng Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ

Một phần của tài liệu Khai thác kênh hình và tư liệu để nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 47)