Quan điểm

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang hiện nay (Trang 88)

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận huyện Yên Minh đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

- Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Minh phải tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã, thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí, kế thừa, lồng ghép các chƣơng trình, dự án và các cuộc vận động, các phong trào quần chúng đang đƣợc triển khai ở nông thôn, nhất là phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, theo phƣơng châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cƣ là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia. Việc xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phƣơng châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng.

- Chủ thể xây dựng nông thôn mới là nông dân và dựa vào nội lực của cộng đồng dân cƣ là chính; đồng thời xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng vùng để xác định mục tiêu, nhiệm vụ của từng tiêu chí nhằm đầu tƣ có trọng điểm.

- Xây dựng NTM ở huyện Yên Minh là một quá trình lâu dài, khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao; gắn kết chặt chẽ các nguồn lực. Việc đầu tƣ hoàn thành các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã, thôn phải đƣợc tiến hành song song với chỉnh trang nhà cửa, khuôn viên và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc để hình thành và phát triển các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Coi đó là hƣớng phát triển bền vững của NTM huyenj Yên Minh gắn với khai thác giá trị công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Minh

4.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua

Trƣớc hết là tạo ra bƣớc đột phá trong công tác tƣ tƣởng, quán triệt giáo dục, phổ biến cho cán bộ Đảng viên, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ to lớn của việc thực hiện chƣơng trình

xây dựng NTM, đây là chính sách có tính chiến lƣợc quốc gia cần phải đƣợc quan tâm thực hiện có hiệu quả. Từ đó phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện chƣơng trình ở cơ sở.

Theo quyết định số 800/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân xã là cấp lập đề án xây dựng nông thôn mới trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt sau đó tiến hành lập các dự án đầu tƣ, các đề án chuyên ngành, các báo cáo đầu tƣ… Đây là công việc hoàn toàn mới đối với UBND xã nên số cán bộ của các xã phần lớn vừa thiếu kiến thức lại thiếu con ngƣời cũng nhƣ bất cập về các vấn đề liên quan khác. Nên phải đặc biệt thực hiện ngay giải pháp nâng cao nhận thức, hội thảo chuyên đề, bồi dƣỡng tập huấn về chuyên môn để nâng cao năng lực tiến hành xây dựng nông thôn mới cho cán bộ công chức và hệ thống chính trị cấp xã. Những nội dung gồm:

- Phải có đầy đủ thông tin tƣ liệu cần thiết mang tính pháp quy có liên quan đến xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí, nội dung phƣơng pháp tổ chức lập, trình duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, lập đề án chuyên ngành, báo cáo đầu tƣ xây dựng công trình v.v… để họ thông suốt, hiểu đúng và làm đúng, có căn cứ cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao.

- Hiểu biết và áp dụng đúng các quy định pháp lý vào thực tế xây dựng nông thôn mới xã một cách thành thạo.

- Tổ chức quản lý và triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới xã và các đề án chuyên ngành, báo cáo đầu tƣ xây dựng công trình.

- Bố trí cán bộ chuyên trách xây dựng NTM, từ huyện và nhất là cấp xã phải ổn định.

- Đối tƣợng đƣợc đào tạo, tập huấn là Trƣởng, Phó ban và các thành viên Ban Quản lý xây dựng NTM xã. Ngoài ra, cũng cần tập huấn cho các đồng chí Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy xã và một số đồng chí trƣởng, phó đoàn thể cấp xã nhƣ: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ

nữ, Hội Cựu chiến binh, … Từ đó tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong tổ chức chỉ đạo và thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM cấp xã. Để giúp cho các xã thông suốt Chi cục Phát triển nông thôn phải phối hợp thƣờng xuyên với các huyện và thành phố tổ chức các buổi hội thảo theo từng chuyên đề theo đề xuất của các địa phƣơng.

Tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng với nhiều hình thức tới ngƣời dân, để ngƣời dân hiểu đƣợc xây dựng NTM là đem lại thành quả mà dân là ngƣời hƣởng lợi. Từ đó nhân dân tích cự tham gia vào quá trình XDNTM, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng khu dân cƣ, xác định đó là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân.

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nội dung xây dựng nông thôn nhƣ: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ- TTg, ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, bằng nhiều hình thức phong phú để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và tham gia; thƣờng xuyên cập nhật, đƣa tin về các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng.

Thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề, tọa đàm, hội thảo để thu thập ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các nhà quản lý, nhà khoa học về xây dựng nông thôn mới, để tuyên truyền và tạo phong trào hành động cách mạng rộng khắp trong cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân thi đua xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải có sự tham gia của ngƣời dân, ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng đề án, tiếp đến là giám sát thực hiện và đóng góp xây dựng nông thôn mới bằng cả công sức và tiền của. Do đó, cần quan tâm xây dựng con ngƣời nông thôn mới, để phát huy tính dân chủ và thực hiện tốt phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng thụ”.

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng sâu rộng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là cấp cơ sở (xã) phải có trách nhiệm tuyên truyền vận động thật sát thực tế để mọi ngƣời dân trong xã hiểu và cùng tham gia đóng góp và thực hiện. Yếu tố đồng thuận cao sẽ góp phần quan trọng đối với xây dựng thành công nông thôn mới, tránh trông chờ, ỷ lại mà Ủy ban nhân dân xã phải chủ động, sáng tạo chọn ra những tiêu chí nào cần phải làm trƣớc nhƣ: xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tiêu chí không cần hay cần ít kinh phí, tiêu chí nào cần phải có sự phấn đấu lâu dài. Nhất là trong huy động các nguồn nội lực để thực hiện mới đem lại kết quả và duy trì đƣợc tiến độ theo mục tiêu đặt ra.

Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phải gƣơng mẫu tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng, đoàn thể mình, đồng thời tích cực vận động mọi ngƣời cùng tham gia. Đảng viên ở xã phải tham gia phụ trách các mảng công tác; mỗi đoàn thể chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ trong đề án xây dựng nông thôn mới.

Khối dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện tốt quy chế vận động, để tạo ra phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp, tích cực tham gia vào các chƣơng trình, dự án xây dựng nông thôn mới. Củng cố, phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ nhân dân tự quản để vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình tham gia công việc chung của cộng đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Hội nông dân phải không ngừng đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động theo hƣớng gần dân, sát cơ sở để hƣớng dẫn nông dân thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới, tham gia thực hiện các chủ trƣơng về kinh tế hợp tác, các dự án, chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng. Mặt trận các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, căn cứ tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-TU và nội dung đề án này có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các phòng, ban của huyện tuyên truyền, vận động ngƣời dân cùng

tham gia xây dựng nông thôn mới; Chỉ đạo các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cấp dƣới thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc thực hiện các chƣơng trình, dự án xây dựng nông thôn mới.

- Chỉ đạo các đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân các xã là nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân huyện cần tiếp phát động các phong trào thi đua nhƣ “chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn huyện; tổ chức ký kết giao ƣớc thi đua giữa các giữa các xã xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi ở các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong toàn huyện, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

Từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị phát động phong trào thi đua và cam kết thi đua xây dựng nông thôn mới bằng những nội dung cụ thể, sát hợp, khả thi. UBND huyện tổ chƣ́c khen thƣởng thƣờng xuyên, đột xuất và khi công nhâ ̣n xã đạt chuẩn nông thôn mới cho những cá nhân , tâ ̣p thể hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới hàng năm và trong quá trình kiểm tra đánh giá nghiệm thu các công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Ban Tuyên giáo huyện ủy tăng cƣờng hỗ trợ xuất bản tài liệu tuyên truyền với nội dung dạng hỏi đáp về nông thôn mới. Ban chỉ đạo huyện in ấn tài liệu tuyên truyền với dạng giải thích việc tổ chức thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phƣơng châm của tuyên truyền bằng hình thức “trên trƣớc, dƣới sau; trong trƣớc, ngoài sau”. Các cơ quan truyền thông, báo, đài mở chuyên

trang, chuyên mục để giới thiệu, thông tin thƣờng xuyên về những việc làm tốt, cách làm hay và những gƣơng điển hình trong xây dựng nông thôn mới.

4.2.2. Xây dựng và phát triển nông nghiệp hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội, lợi thế của từng xã, phải hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011- 2015 tầm nhìn đến 2020, gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, QP-AN của huyện; từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển thƣơng mại, dịch vụ- du lịch, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Tập trung đầu tƣ xây dựng hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng du lịch văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Xây dựng một số thôn, xã làm các điểm du lịch gắn với nét văn hóa dân tộc bản địa phục vụ khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch nƣớc ngoài.

Tiềm năng, lợi thế lớn nhất của huyện là đất đai, kinh tế và môi trƣờng rừng, đặc biệt là nét văn hóa dân tộc. Quan điểm, phƣơng châm là biến lợi thế tạo ra giá trị từ sự khác biệt đó.

Trong tổ chức sản xuất nông thôn: trƣớc hết là xóa tƣ tƣởng, cách làm ăn, thói quen tự cấp, tự túc khép kín, trông chờ, ỷ lại. Thông qua các chƣơng trình, dự án, công tác tuyên truyền nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây con, giống mới, năng suất hiệu quả vào sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhƣỡng gắn với từng xã

4.2.3. Thực hiện và vận dụng tốt các cơ chế, chính sách hiện có một cách hiệu quả.

Muốn thúc đấy chƣơng trình xây dựng NTM tại Yên Minh, về mặt cơ chế chính sách, trƣớc hết tổ chức thực hiên tốt những ƣu thế của chính sách hiện có vận dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của xã, từng đối tƣợng một cách hiệu

quả. Các chính sách đầu tƣ, hỗ trợ cho nông thôn mới phải đảm bảo phát huy tối đa sự tham gia của ngƣời dân vào quá trình thực hiện chƣơng trình.

Một số quy trình cần phải đổi mới:

- Quy hoạch, đầu tƣ, thi công công trình ngƣời dân phải đƣợc tham gia bàn bạc kĩ lƣỡng, đƣợc trực tiếp góp sức thi công và đƣợc nhận tiền ngày công từ nguồn kinh phí dự án.

- Xây dựng các công trình nhà văn hóa thôn, công trình vệ sinh gia đình dân phải đƣợc đăng kí và tự tay thực hiện, cấp xã chỉ quản lý mục tiêu và hƣớng dẫn kĩ thuật.

Bên cạnh đó cơ chế chính sách cần thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn huyện, với những ƣu đãi rõ ràng, thỏa đáng nhƣ: giao đất, mặt bằng kinh doanh, nhà xƣởng, thuế, hỗ trợ lãi suất tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thu công nghiệp, củng cố các làng nghề, kinh doanh dịch vụ du lịch…là những ngành có thuận lợi và có thể giải quyết việc làm đƣợc cho nhiều ngƣời dân trong vùng.

4.2.4. Xây dựng NTM lấy một nhóm hộ gia đình làm trung tâm

Giải pháp đƣợc thực hiện với nòng cốt là các cán bộ thôn, bản tham gia sản xuất tại chính thôn bản đó. Nhóm hộ gia đình này đƣợc chính quyền xã và cấp thành phố hỗ trợ trực tiếp về vốn, nguyên vật liệu và kĩ thuật canh tác, sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

Những hộ gia đình kiểu mẫu này đóng vai trò tiên phong và làm cơ sở vận động nhân dân trong xây dựng NTM khi đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Việc đầu tƣ nhóm hộ gia đình trung tâm cần dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng và khai thác các thế mạnh nhƣ phát triển mô hình nuôi cá nƣớc lạnh đặc trƣng của vùng hay xây dựng các mô hình nhà trọ du lịch trong cộng đồng thôn bản.

Do bản chất của nhân dân các thôn bản có tính cộng đồng rất cao chính vì vậy việc sử dụng chính những ngƣời trong thôn bản vận động xây dựng

NTM đạt hiệu quả rất cao đặc biệt là những ngƣời có tiếng nói và tầm ảnh hƣởng trong thôn (trƣởng thôn, bí thƣ chi bộ, ngƣời già trong thôn bản, trƣởng các dòng họ...) chính vì vậy việc đầu tƣ cho nhóm Hộ gia đình kiểu mẫu này cũng chính là một kiểu vận động theo lối vừa làm kinh tế vừa vận động. Cách thức này sẽ giúp các Hộ gia đình trong thôn, bản thấy rõ đƣợc sự thay đổi trong cách thức làm kinh tế mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)