Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang hiện nay (Trang 34)

Việc xây dựng nông thôn mới chịu ảnh hƣởng của nhiều điều kiện và các nhân tố khác nhau, trong đó phải kể đến những nhân tố chủ yếu sau:

Một là: Thể chế, chính sách.

Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của ngƣời dân. Các chính sách đối với nông dân phải đảm bảo lợi ích, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện có hiệu quả giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội, an sinh xã hội trong quả trình phát triển nền kinh tế bền vững. Các địa phƣơng cần lựa chọn các tiêu chí để ƣu tiên thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng, hình thành sớm các tiêu chí có điều kiện thuận lợi để thục hiện.

Hai là: Sự tham gia của nông dân vào việc xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung quan trọng của quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nông dân là chủ thể tích cực

trong xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, làm cho mỗi ngƣời dân đƣợc hƣởng thụ một cách tốt nhất những giá trị vật chất và tinh thần. Công cuộc xây dựng nông thôn mới khó khăn, lâu dài đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của bà con nông dân. Muốn xây dựng nông thôn mới đi đến thành công, ngƣời nông dân luôn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Sự tham gia của nông dân vào việc xây dựng nông thôn mới đƣợc coi là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới với sự hỗ trợ của nhà nƣớc, ngƣời dân tại các cộng đồng dân cƣ nông thôn sẽ từng bƣớc tăng cƣờng kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài . Quá trình tham gia của ngƣời dân trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới , vai trò của ngƣời nông dân đƣợc thể hiện ở: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm dân kiểm tra, dân quản lý và dân hƣởng thụ.

Ba là: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội.

Do địa bàn nông thôn rộng lớn, các vùng, các miền, các địa phƣơng có những đặc điểm, điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới phải phù hợp đặc điểm của các địa phƣơng về điều kiện tự nhiên ( địa hình, địa chất, đất đai, nguồn nƣớc, môi trƣờng, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan ), về kinh tế ( hiện trạng và tiềm năng phát triển ), về xã hội ( dân số, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng ). Đồng thời bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa; giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng an ninh.

Chính vì vậy, trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện cần cân nhắc kỹ càng , xác định bƣớc đi phù hợp với thực tiễn của từng địa phƣơng, cơ sở; khắc phục

tính hình thức, chạy theo phong trào; ngăn ngừa và hạn chế những chi phí chƣa thật cần thiết.

Bốn là: Các nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

Trong Chƣơng trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 thì vốn và nguồn vốn để thực hiện Chƣơng trình là rất quan trọng. Cụ thể: nguồn vốn ngân sách chiếm khoảng 40%, vốn tín dụng khoảng 30%, vốn từ các doanh nghiệp , hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%, huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ khoảng 10%. Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện chƣơng trình , ngoài những kết quả tích cực thì cho thấy : nguồn vốn từ ngân sách TW hỗ trợ còn chƣa đảm bảo theo cam kết, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hƣởng đến kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiên; nguồn vốn huy động từ dân cƣ có xu hƣớng tăng ở những năm đầu thực hiện nhƣng sau đó giảm mạnh; nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ở các địa phƣơng và trong cùng địa phƣơng giữa các xã là khác nhau. Cơ chế huy động vốn của các địa phƣơng chƣa đủ lực để thu hút sự tham gia của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là huy động từ khu vực doanh nghiệp.

Vốn là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện sẽ còn rất nhiều thứ phát sinh cần đến vốn. Nếu không chuẩn bị tốt nguồn vốn ngay từ bây giờ sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ mà Chƣơng trình đã đề ra.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang hiện nay (Trang 34)