Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 30 - 34)

2.1. Chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải tạo lòng tin nơi khách hàng. Chất lượng và gí cả sản phẩm là yếu tố hàng đầu tạo nên lòng tin.

Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những tính chất của sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng là sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây vấn đề chất lượng sản phẩm được coi là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có đạt kết quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm.

Muốn ổn định và phát triển thị trường, vấn đề tất yếu của công ty là phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải giải quyết nhiều yếu tố: đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đầu tư cho nguyên vật liệu. Vậy để đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đúng hướng, đúng chủng loại sản phẩm.

Giá cả là nhân tố ảnh hưởng không ít đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong thời đại hiện nay, giá bán sản phẩm là do từng đơn vị sản xuất kinh doanh tự định đoạt. Nhìn chung giá một đơn vị sản phẩm cao thì khối lượng tiêu thụ sẽ giảm và ngược lại. Tuy nhiên giá cả phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.Tiềm lực tài chính

Là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.

- Vốn chủ sở hữu: là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô cơ hội có thể khai thác

- Vốn huy động: vốn vay, trái phiếu.. phản ánh khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là khác nhau. Yếu tố này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng và quy mô kinh doanh mới.

- Giá cổ phiếu cảu doanh nghiệp trên thị trường thường biến động, thậm chí rất lớn. Phản ánh xua thế phát triển và là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh nghiệp

- Tỷ lệ khả năng sinh lợi: Phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể qua cá chỉ tiêu cơ bản % lợi nhuận / doanh thu, tỷ suất thu hồi đầu tư

2.3.Tiềm năng con người

Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm thành công. Chính con người với năng lực thực sự họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác nhau mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội.

Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc.

Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cần phải có chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực đúng đắn. Vì chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp và thích nghi của nên kinh tế thị trường.

2.4.Tiềm lực vô hình

Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua của khách hàng. Vô hình bởi người ta không lượng hoá được một cách trực tiếp mà phải "do' qua các tham số trung gian.

Tiềm lực vô hình không tư nhiên mà có. Nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình của doanh nghiệp.

2.4.1.Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

Một hình ảnh tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ đối với khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sự cảm tình, tin cậy hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều cho việc ra quyết định ưu tiên khi mua hàng của khác hàng. Doanh nghiệp sẽ dễ bán được sản phẩm của mình.

2.4.2.Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá

Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp thường liên quan đến khả năng bán được các dòng sản phẩm khác nhau cảu doanh nghiệp. Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá liên quan đến một sản phẩm vơi một nhãn hiệu cụ thể của doanh nghiệp. Nhãn hiệu oẻ thứ bậc cao khả năng bán hàng càng tốt.

2.4.3.Uy tín và mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp

Hình ảnh và uy tín của ban lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán ở cấp bậc cao nhất trong trường hợp các hợp đồng lớn hoặc trong giao dịch bán hàng ở các doanh nghiệp nhỏ. Mở rộng ra, còn liên quan đến cái "tình" trong bán hàng và uy tín, quan hệ cá nhân trong kinh doanh, nhóm khác hàng trung thành với doanh nghiệp hoặc bộ phận, một cá nhân trong kinh doanh.

2.5.Quan điểm quản lý và hệ thống tổ chức

Sự hoàn hoả của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu.

Một hệ thống là tổng thể mà nó không thể chia cắt được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập đối với nó. Mỗi khi một bộ phận chức năng, nghiệp vụ của doanh nghiệp được tách ra để thực hiện thì toàn bộ hệ thống sẽ không thực hiện tốt như một thể thống nhất.

Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình phải có một trình độ tổ chức quản lý cao, thích hợp.

Các quan điểm định hướng của bộ phận lãnh đạo tác động đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Định hướng sản xuất đưa ra vấn đề sản xuất cái gì? vào thời điểm nào? giá cả? khối lượng bao nhiêu? công tác nghiên cứu thị trường là cơ sở cho việc lập định hướng là nguyên nhân thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường đầy biến động.

Bên cạnh đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ bán hàng như chính sách về sản phẩm , giá cả, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến

Sự khác nhau trong kết quả tiêu thụ giữa các doanh nghiệp thường được lý giải cơ bản ở các chính sách hỗ trợ bán hàng trên và phương thức thực hiện chúng. IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w