Công chúng

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 27 - 30)

6. Tổ chức bán hàng

1.5.Công chúng

Là bất kỳ nhóm người nào có quyền lợi thực tế hoặc hiển nhiên hay tác động đến khả năng của doanh nghiệp, bao gồm công luận, chính quyền, công chúng tích cực và công chúng nội bộ doanh nghiệp

Trong kinh doanh hiện đại, công chúng có thể là cơ hội nhưng có thể chuyển thành nguy cơ cho doanh nghiệp. Vì vậy, khôn ngoan nhất là doanh nghiệp phải bỏ thời gian và chi phí để hướng dẫn công chúng, thấu hiểu nhu cầu mong muốn và liên kết họ nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.

1.6.Các yếu tố môi trường vĩ mô

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. môi trường kinh doanh tác động liên tục đến hoạt động của doanh nghiệp theo xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

1.6.1.Môi trường văn hoá và xã hội

yếu tố văn hoá - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt sự ảnh hưởng của các yếu tố này trong việc hình thành và đặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.

Các thị trường luôn bao gồm con người thực với số tiền mà họ sử dụng trong việc thoả mãn cá nhu cầu của họ. Các thông tin về môi trường này cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Qua đó có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng.

Các yếu tố cụ thể của môi trường này bao gồm:

* Dân số (quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu) : Số người hiện

hữu trên thị trường, ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Thông thường dân số càng lớn dung lượng thị trường lớn, nhu cầu về một sản phẩm lớn, khối lượng tiêu thụ một sản phẩm lớn, khả năng bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao cơ hội thương mại lớn.

* Xu hướng vận động của dân số: Tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp

người già trẻ, ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thoả mãn nó, các yêu cầu về cách thức đáp ứng, hoạt động xúc tiến…

* Hộ gia đình và xu hướng vận động (chất lượng và quy cách của sản phẩm

khi thoả mãn của gia đình) độ lớn của gia đình ảnh hưởng đến quy mô và số lượng cụ thể.

* Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: lượng tiền mà người tiêu thụ có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu cá nhân, ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm , chất lượng cần đáp ứng.

* Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc tôn giáo: bản sắc, đặc điểm, văn hoá xã hội của

từng nhóm khách hàng phản ánh đặc điểm và cách thức sử dụng sản phẩm. Vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt về nhu cầu vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho nhu cầu. Doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường và có chiến lược marketing tương thích để nâng cao khả năng cạnh tranh.

1.6.2. Chính trị- pháp luật

Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể có lợi cho doanh nghiệp này, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống luật pháp hoàn thiện không thiên vị là một trong những điều kiện tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh.

Mức hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp .

1.6.3 Yếu tố kinh tế và công nghệ

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy

định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp.

Xu hướng vận động của bất cứ thay đổi nào của các yếu tố môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố của môi trường này có rất nhiều nhưng quan trọng nhất là sự tăng trưởng kinh tế tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất , các chính sách tiền tệ,tín dụng, sự gia tăng đầu tư tác động đến sức mua , dạng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, là máy đo nhiệt độ của thị trường quy định cách thức các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình.

1.6.4.Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Trình độ hiện đại cảu cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh: đường giao thông, thông tin liên lạc, sự thiếu hụt các nguồn nguyên liệu thô, mức gia tăng ô nhiễm, vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trường sinh thái…buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải gia tăng chi phí để thay đổi công nghệ, đóng gói sản phẩm không gây tác hại đến môi trường.

Các doanh nghiệp cần lưu ý đến các mối đe doạ này và tmf cơ hội phối hợp với các khuynh hướng của môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 27 - 30)