Ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Tổ chức, quản lí tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh hưng yên (Trang 48)

Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị là thành phần cơ bản để cho hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Còn việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy sự phát triển của thư viện để hòa nhập và nâng cao hiệu quả phục vụ cho bạn đọc ngày một tốt hơn. Việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động thông tin thư viện của thư viện Hưng Yên nhằm nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng cho người dùng tin ngày một tăng nhanh là một trong những mục tiêu hoạt động của trung tâm, vì vậy phải có một phương hướng kế hoạch đầu tư phát triển cụ thể cho hoạt động của thư viện, do đó ứng dụng công nghệ thông tin là một việc làm cần thiết và thiết thực nhất.

Hiện tại thư viện tỉnh Hưng Yên có 01 phòng đọc, 01 phòng nghiệp vụ, 01 phòng tin học, 01 phòng mạng lưới và 01 phòng địa chí, bao gồm hệ thống mỗi phòng từ 01 đến 02 máy tính nối mạng Internet ngoài ra có 2 máy chủ, 2 máy scanner, 4 máy photocopy và 2 máy in phục vụ cho bạn đọc khai thác nguồn thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra còn có hệ thống bảo vệ, bảo quản tài liệu: Máy hút bụi, máy điều hòa, có hệ thống mạng LAN, mạng internet đường truyền tốc độ cao, mạng Wifi….

Thực hiện chương trình “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tài liệu của các thư viện tỉnh, thành phố” [14:tr.3-6].

Thư viện tỉnh Hưng Yên trước kia sử dụng phần mềm CDS/ISIS, kết quả của việc triển khai ứng dụng phần mềm này là đây là phần mềm dành cho các nước đang phát triển và tạo lập ra một số CSDL trong đó có CSDL thư mục địa chí.

Hiện nay, thư viện tỉnh Hưng Yên đã chuyển sang phần mềm ILIB của công ty truyền thông máy tính CMC xây dựng và phát triển. ILIB là một phần mềm tích hợp cho phép tự động hóa hầu hết các hoạt động của thư viện: Tra cứu, bổ sung, biên mục, lưu thông tài liệu, ấn phẩm định kỳ, quản lý bạn đọc, đồng thời phần mềm ILIB còn cho phép tiến hành các hoạt động nhằm chia sẻ thông tin như: Mượn liên thư viện, tra cứu mục lục trực tuyến (OPAC).

Thư viện tỉnh Hưng Yên đã xây dựng CSDL địa chí với cấu trúc biểu ghi gồm 30 trường. Một trong những mục tiêu của chương trình tin học hóa thư viện là làm cho các thư viện tỉnh, thành phố có khả năng thu thập các loại tư liệu, dữ kiện, số liệu về địa phương mình, xử lý để tạo lập cơ sở dữ liệu về các tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu thông tin ở địa phương, việc ứng dụng tin học hóa công nghệ thông tin của thư viện tỉnh Hưng Yên do phòng tin học đảm nhận và được tiến hành trên các phương thức chủ yếu:

Xây dựng cơ sở dữ liệu tư liệu địa chí. Xây dựng cơ sở dữ kiện địa chí.

Sản xuất các sản phẩm thông tin địa chí.

Dữ liệu trong CSDL địa chí là những thông tin về bản thân tài liệu của kho tài liệu địa chí và ấn phẩm địa phương của thư viện tỉnh Hưng Yên ở tất

cả các khía cạnh khác nhau: Tác giả, nhân vật, chủ đề, đề tài, loại hình, thời gian, ngôn ngữ, tóm tắt nội dung tài liệu, nó có thể trợ giúp cho các hoạt động nghiệp vụ về công tác địa chí. Nếu tổ chức tốt tương lai có thể thay thế cho hệ thống mục lục và hộp phích truyền thống. Hiện nay thư viện tỉnh Hưng Yên đã tiến hành xây dựng CSDL tài liệu địa chí mới nhập và toàn bộ sách hồi cố về tài liệu địa chí khoảng 1200 biểu ghi.

Một phần của tài liệu Tổ chức, quản lí tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh hưng yên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)