Hăm sóc luân trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề sản xuất cua xanh mô đun sản xuất giống cua (Trang 66)

2.1.Thả luân trùng vào bể

Luân trùng có nguồn gốc từ các phòng lưu giữ giống được thả vào bể theo hướng dẫn của nơi lưu giữ.

Mật độ thả khoảng 100 - 200 cá thể/ml.

Thả luân trùng có nguồn gốc từ bể nuôi được thực hiện như sau:

- Thu luân trùng từ bể nuôi bằng cách hút qua ống nhựa mềm hoặc múc bằng xô, ca nhựa nhỏ.

- Lọc nước nuôi luân trùng bằng lưới 250µm để loại copepod (chân chèo) và các sinh vật địch hại lớn khác xâm nhập vào bể.

- Lọc lần 2 bằng lưới 80 - 100µm để cô đặc luân trùng. Đặt vợt trong xô nước để tránh luân trùng bị chết.

- Xử lý sát trùng luân trùng bằng cách cho vợt chứa luân trùng vào thau nước formol (0,1ml formol cho 10 lít nước) khoảng 10 - 15 phút (miệng vợt không chìm trong nước) và rửa bằng nước sạch 2 - 3 lần để không còn formol. Có thể rửa luân trùng qua nước chảy cho đến khi không còn mùi formol.

- Cho luân trùng vào bể nuôi mới đã chuẩn bị trước.

- Lấy mẫu luân trùng bằng pipet 1- 3ml như sau:

Dùng pipet đưa thẳng góc vào nước trong bể đến vạch 0.

Bịt đầu pipet bằng ngón tay và nhấc pipet ra khỏi bể.

Đặt ngang pipet ở nơi có ánh sáng và đếm số luân trùng có trong pipet.

Lấy mẫu khoảng 10 - 15 lần đều khắp bể, đếm và ghi số lượng luân trùng trong từng pipet.

Kiểm tra số liệu về số lượng luân trùng trong mỗi pipet. Loại bỏ các số liệu quá khác biệt so với số liệu chung.

Hình 2.5.7. Pipet - Tính mật độ và số lượng luân trùng có trong bể theo số lượng (trung bình) của luân trùng trong pipet và thể tích nước trong bể.

Ví dụ: Số lượng luân trùng của 15 lần lấy mẫu bằng pipet 1ml và đếm lần lượt là 100, 88, 80, 106, 112, 102, 140, 94, 100, 50, 96, 110, 100, 102, 110 cá thể.

Lượng nước trong bể là 2m3

.

Kiểm tra số liệu lượng luân trùng trong mỗi pipet

Loại bỏ số liệu 140 và 50 do quá khác biệt so với số liệu chung. Số lượng luân trùng trong pipet qua 13 lần thu mẫu và đếm là:

(100 + 88 + 80 + 106 + 112 + 102 + 94 + 100 + 96 + 110 + 100 + 102 + 110)

= 1.300 con

Lượng nước của 13 lần thu mẫu là 13ml

Mật độ trung bình luân trùng của mẫu là: 1.300 con / 13ml = 100 con/ml Mật độ luân trùng trong bể là: 1.300 con / 13ml = 100 con/ml

Lượng nước trong bể là 2m3

= 2.000 lít = 2.000.000ml. Số lượng luân trùng thả vào bể là:

100 con/ml x 2.000.000ml = 200.000.000 con.

- Thả bổ sung luân trùng vào bể nếu mật độ không đạt yêu cầu.

2.2.Cho ăn

Luân trùng dinh dưỡng bằng cách ăn lọc (lọc nước lấy thức ăn) nên các thức ăn lơ lững trong nước theo luồng nước do luân trùng hút vào cơ thể được giữ lại và tiêu hóa.

- Cho luân trùng ăn tảo

Kiểm tra màu nước hàng ngày.

Bổ sung tảo vào bể khi thấy màu nước nhạt hơn lúc ban đầu. Tảo được thu từ bể nuôi tảo, xử lý như hướng dẫn ở mục 4. Thu hoạch tảo của bài Nuôi cấy tảo.

Hình 2.5.8. Luân trùng hút nước lấy tảo vào cơ thể

- Cho ăn men bánh mì hoặc thức ăn tổng hợp

Lượng men bánh mì hoặc thức ăn tổng hợp cho ăn mỗi ngày là 0,5 - 1g/triệu cá thể luân trùng. Cho ăn 2 lần trong ngày.

Hòa lượng men bánh mì cần dùng vào nước và cho vào máy xay sinh tố để làm nhỏ các hạt men cho đến khi hỗn hợp này thành khối đồng nhất.

Thức ăn tổng hợp được cà qua rây, được hứng vào ca chứa nước đặt dưới rây. Khuấy nước trong ca để các hạt thức ăn phân tán đều.

Cho từng ít dịch men hoặc thức ăn tổng hợp này vào bể ở vị trí sục khí để men, thức ăn phân tán đều trong bể.

2.3.Kiểm tra

Kiểm tra hàng ngày với các nội dung:

- Thu mẫu, xác định mật độ, số lượng luân trùng trong bể để tính lượng thức ăn.

- Kiểm tra màu nước để bổ

- Lấy mẫu nước, quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện các nhóm chân chèo (Copepod), trùng tiêm mao ảnh hưởng xấu đến luân trùng và ấu trùng cua.

Hình 2.5.10. Chân chèo

Một phần của tài liệu Giáo trình dạy nghề sản xuất cua xanh mô đun sản xuất giống cua (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)