Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 1.Kiểm tra khối lượng cá

Một phần của tài liệu Giáo trình MD03-Quản lý bè nuôi, ao nuôi cá lăng cá chiên (Trang 40)

3.1. Kiểm tra khối lượng cá

Mỗi tháng một hoặc hai lần kiểm tra mức độ tăng trưởng của cá bằng cách cân khối lượng cá mẫu để xác định khối lượng trung bình của cá. Đồng thời, kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh của cá.

So sánh kết quả thu được với kết quả kiểm tra lần trước để biết cá lớn nhanh hay chậm.

Các bước thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

- Dụng cụ thu mẫu cá: lưới, vợt, sàng ăn - Vật chứa cá: rổ, xô, thau.

- Cân đồng hồ: loại 5-20kg, tùy theo cỡ cá. - Giấy, bút, máy tính.

Bước 2. Thu mẫu cá

- Kiểm tra định kỳ mỗi tháng một hoặc hai lần.

- Thu mẫu cá trong bè bằng vợt vớt cá ở các vị trí đều khắp bè.

- Thu mẫu cá trong ao bằng cách thu toàn bộ cá ở tất cả sàng ăn trong ao. Hạn chế thu mẫu cá bằng cách k o lưới vì thu một phần diện tích ao sẽ không đại diện cho cá trong ao. Nếu k o lưới toàn bộ ao, lượng mẫu thu quá lớn và làm kinh động ao.

Thu mẫu bằng chài dễ làm xây xát cá.

- Cá cỡ < 100g/con, số lượng mẫu khoảng 50-100 con - Cá cỡ > 100g/con, số lượng mẫu khoảng 30-50 con - Lưu ý:

- Thu mẫu cá nhẹ nhàng, tránh làm cá xây xát, tổn thương da, vây. - Thu mẫu lúc trời mát.

Bước 3. Cân cá

Có 2 cách cân cá: cân toàn bộ và cân cá thể. + Cân toàn bộ

Cân nhanh, cá khỏe nhưng không phản ánh được tình trạng phân đàn và sức khỏe của cá trong ao, bè nuôi. Áp dụng với cá cỡ < 100g/con.

Số cá mẫu được cân, tính ra khối lượng trung bình của cá trong ao, bè. Thực hiện như sau:

- Cân thau chứa nước, ghi khối lượng. - Đếm số lượng cá cho vào thau.

- Cân và ghi khối lượng thau, nước và mẫu. - Tính tổng khối lượng cá mẫu.

- Tính khối lượng trung bình = tổng khối lượng cá mẫu / số lượng cá trong thau.

Ví dụ:

Cân thau chứa nước, được khối lượng = 6kg Số lượng cá cho vào thau = 100 con

Cân thau, nước và mẫu = 14kg

Khối lượng trung bình của cá = 8.000g / 100 con = 80g/con + Cân cá thể

Cân từng con cá và ghi kết quả cho đến khi hết số cá mẫu. Thực hiện đối với cá cỡ > 100g/con.

Thực hiện như sau:

- Bắt từng con cá bằng tay, lau nhẹ thân cá bằng vải mềm. Kết hợp quan sát ngoại hình cá.

- Cân cá bằng cân đồng hồ.

- Đọc kết quả cân, ghi số liệu và tình trạng cá vào phiếu kiểm

Hình 3.3.6. Phiếu kiểm tra cá - Chuyển cá đã cân sang thau hay xô khác.

- Cộng khối lượng của tất cả cá đã cân, tính khối lượng trung bình của cá. Khối lượng trung bình = tổng khối lượng cá mẫu / số lượng cá đã cân

3.2. Tính độ tăng trưởng của cá

- Độ tăng trưởng của cá độ lớn của cá) là khối lượng của cá tăng lên ở lần kiểm tra này so với lần kiểm tra trước hay nói khác là khối lượng cá tăng thêm sau 15 ngày hay một tháng nuôi. Nếu khối lượng cá tăng thêm càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng cao, ngược lại khối lượng cá tăng thêm càng ít thì tốc độ sinh trưởng càng thấp.

- Căn cứ vào khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi nhiều hay ít mà người nuôi biết được cá tăng trưởng nhanh hay chậm. Nếu cá lớn chậm cần tìm hiểu nguyên nhân, điều chỉnh chế độ cho ăn.

Khối lượng của cá tăng lên = Khối lượng trung bình tại thời điểm kiểm tra – Khối lượng trung bình kiểm tra lần trước

Ví dụ 1: Xác định độ tăng trưởng của cá nuôi trong ao

Giả sử khối lượng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra là 150g/con, khối lượng trung bình của cá tại kiểm tra tháng trước là 70g/con thì khối lượng của cá tăng lên trong một tháng nuôi là:

150g – 70g = 80g

Qua khảo sát, cá lăng sau 10 - 12 tháng nuôi đạt 0,7 - 1kg, sau 1,5 - 2 năm, cá đạt 1,5 - 3kg. Tuy nhiên, số liệu chỉ mang tính chất tham khảo vì các vùng nuôi khác nhau không hoàn toàn như nhau.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi

Trình bày cách kiểm tra hoạt động, ngoại hình, khối lượng cá lăng, cá chiên nuôi trong ao.

2. Các bài thực hành

Bài thực hành 3.3.1. Kiểm tra cá

C. Ghi nhớ

- Kiểm tra mức độ tăng trưởng của cá một tháng một lần hoặc hai lần. - Số cá kiểm tra khoảng 50-100 con với cỡ cá < 100g/con, khoảng 30-50 con với cỡ cá > 100g/con.

- Khi thu mẫu, kiểm tra cá cần thao tác nhanh, nhẹ nhàng tránh làm xây xát cá.

Bài 4. KIỂM TRA À XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO, BÈ NUÔI CÁ Mã bài: MĐ 03-04

Kiểm tra chất lượng nước ao, bè nuôi là công việc được thực hiện mỗi ngày và các số liệu được ghi nhận vào sổ theo dõi.

So sánh số liệu hiện tại với 2 - 3 ngày trước để dự báo diễn biến sắp tới nhằm có những biện pháp kỹ thuật giữ các yếu tố môi trường ao nuôi ổn định trong phạm vi thích hợp, giúp cá hấp thu thức ăn hiệu quả, phát triển tốt.

Kiểm tra môi trường nước khu vực đặt lồng bè để biết được chất lượng nước, có biện pháp xử lý khi môi trường nuôi không còn phù hợp cho cá.

Mục tiêu

- Trình bày được ảnh hưởng của yếu tố môi trường nước đến cá lăng, cá chiên;

- Đo và xử lý được các yếu tố môi trường ao, bè nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của cá lăng, cá chiên;

- Thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên ao, bè nuôi cá;

- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình MD03-Quản lý bè nuôi, ao nuôi cá lăng cá chiên (Trang 40)