Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 34)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên với 15 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của Đồng Hỷ là 45.475,52 ha, có toạ độ địa lý từ 210

32’ - 21051’ vĩ độ Bắc; 1050

46’ - 106004’ kinh độ Đông với vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp huyện Phú Bình - thành phố Thái Nguyên. - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang.

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương - thành phố Thái Nguyên.

Huyện Đồng Hỷ có vị trí khá thuận lợi, nằm sát trung tâm thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp lớn của tỉnh, với hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển (Quốc lộ 1B, tỉnh lộ 269 nối huyện với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang...), tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Hỷ trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như việc tiếp cận các thành tựu khoa học, kỹ thuật và góp phần thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đó chính là động lực để huyện Đồng Hỷ có thể phát triển kinh tế đa dạng với các ngành: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông lâm nghiệp.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Mang đặc điểm chung của vùng đồi núi, địa hình của huyện nhìn chung chia cắt phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng Đông Bắc: Là vùng có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở. Vùng Tây Nam: Có địa hình núi, đồi thấp, xen kẽ là những cánh đồng. Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, với nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu

Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của huyện Đồng Hỷ vừa mang tính nhiệt đới gió mùa vừa có tính lục địa và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Hiện trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính: Sông Cầu là con sông lớn nhất trên địa bàn huyện, chảy từ phía Bắc xuống, với chiều dài 47 km. Các hệ thống suối lớn như: Suối Linh Nham dài khoảng 28 km, suối Thác Zạc dài khoảng 19 km. Ngoài ra, còn có hàng trăm con suối, ao, hồ, đập lớn nhỏ khác của huyện.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên khác

- Tài nguyên đất

Đất đai huyện Đồng Hỷ chia thành 8 loại chính là: Đất phù sa, đất bạc màu, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất đai huyện Đồng Hỷ khá đa dạng về loại đất. Đất bằng có độ dốc < 80 tương đối thuận lợi cho trồng cây hàng năm với diện tích khoảng 7.000 ha, diện tích thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả khoảng 4.500 ha còn lại chủ yếu dành cho việc phát triển lâm nghiệp.

- Tài nguyên nước:

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được khai thác chủ yếu từ nguồn nước mặt. Bởi các hệ thống sông, suối bao gồm hệ thống sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Zạc, suối Ngàn Me và hàng trăm sông suối, ao hồ, đập chứa, kênh mương khác. Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác và các khu dân cư khá lớn gây hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống.

- Tài nguyên rừng và thảm thực vật: Hiện tại toàn huyện có 21.210 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Độ che phủ của rừng đạt 46,09% song phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện. Nhìn chung, thảm thực vật trên địa bàn huyện Đồng Hỷ khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên những năm trước đây, rừng bị chặt phá, khai thác khá nhiều. Do vậy, hiện tại rừng Đồng Hỷ phần lớn là rừng nghèo, trữ lượng lâm sản ít.

- Tài nguyên khoáng sản: Huyện Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Trên địa bàn huyện có nhiều mỏ và các điểm quặng:

+ Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng lớn khoảng 20 triệu tấn với hàm lượng 58,8 – 61,8% được xếp vào loại chất lượng tốt.

+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn - Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh lộ 259 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1 - 3 triệu tấn.

Có thể nói tài nguyên khoáng sản ở huyện Đồng Hỷ rất phong phú có trữ lượng lớn như sắt, vật liệu xây dựng thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên nhân văn: Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc với bản sắc đa dạng, khác nhau cùng sinh sống, hiện nay có 8 dân tộc anh em trên địa bàn huyện. Trong đó: Kinh chiếm 63,75%, Nùng chiếm 13,6%, Sán Dìu chiếm 21,7%, H’Mông chiếm 1,7%, Hoa chiếm 0,17% và một số dân tộc khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)