Xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 65)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.4.xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài

Qua thực tế đợt đi thực địa thu thập số liệu và kết quả của bước nội nghiệp sử lý số liệu có thể thấy được sự hiểu biết, tình hình sử dụng cũng như mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Thông Tre lá ngắn nói riêng tại KBT. Để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển loài Thông Tre lá ngắn được hiệu quả, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

* Giải pháp bảo tồn

- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân để họ hiểu được tầm quan trọng của rừng nói chung và của loài Thông Tre lá ngắn nói riêng từ đó nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng cho người dân.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng loài Thông Tre lá ngắn trong KBT, biết được khu vực phân bố của loài để tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ và xúc tiến tái sinh tự nhiên.

- Nghiên cứu kỹ đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn để biết được chu kỳ, thời gian ra hoa kết quả của loài từ đó tiến hành tác động tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loài. Đồng thời có thể thu hái hạt giống để gieo ươm.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài để đưa ra biện pháp tác động phù hợp tạo điều kiện thuận lợi về không gian cho cây con phát triển. Bảo vệ sinh cảnh thuận lợi cho loài phát triển.

- Phát dây leo trên các cây Thông Tre lá ngắn để hạn chế ảnh hưởng trong quá trình ra hoa, kết quả.

- Thu hái quả chín và rắc trên diện tích khu vực có loài Thông Tre lá ngắn phân bố nhằm tạo nguồn giống phân tán đều trong khu vực phân bố.

- Tiến hành đánh cây con tái sinh tại những nơi có nhiều cây tái sinh trồng bổ sung ra các khu vực có loài Thông Tre lá ngắn phân bố mà không có cây tái sinh xuất hiện.

- Gieo ươm cây con Thông Tre lá ngắn ngay tại khu vực phân bố của loài để trồng bổ sung lại khu vực không có cây tái sinh.

- Gây trồng, lưu trữ nguồn gen của loài Thông Tre lá ngắn tại các trung tâm cứu hộ.

- Nghiêm cấm các hành vi khai thác, buôn, bán các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Thông Tre lá ngắn nói riêng.

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về luật bảo vệ rừng. Cần tăng mức xử phạt nếu hành vi đó còn tái diễn, nhằm giảm sự tái phạm và răn đe người khác.

- Cấm chăn thả gia súc trong khu bảo tồn làm ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài động thực vật nói chung.

- Tiến hành cho người dân ký cam kết bảo vệ rừng. Xây dựng các quy ước, hương ước, các biển báo, panô, áp phích có thể cả phát tờ rơi ở những khu vực có người dân sống trong và gần KBT.

- Một vấn đề quan trọng là đưa người dân trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm nói riêng.

- Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho người dân.

- Kêu gọi các dự án phát triển kinh tế đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật phát triển kinh tế cho người dân sống gần và trong KBT nhằm giảm áp lực tới rừng.

* Giải pháp phát triển loài

- Gây trồng và xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm loài Thông Tre lá ngắn tại một số khu vực để đánh giá khả năng phát triển của loài và nhân rộng trong sản xuất.

- Khuyến khích các hộ gia đình gây trồng loài Thông Tre lá ngắn nói riêng và các loài thực vật quý, hiếm nói chung để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

- Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật gây trồng và vật tư cần thiết cho người dân gây trồng loài Thông Tre lá ngắn.

- Giới thiệu các nới tiêu thụ sản phẩm sau khi gây trồng thành công loài Thông Tre lá ngắn cho người dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 65)