6. Ý nghĩa của đề tài
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cùng các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước tại khu bảo tồn.
2.2.1.2. Phương pháp điều tra thực địa
a. Phỏng vấn người dân
Để tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng loài cây Thông Tre lá ngắn trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 người dân, các đối tượng được chọn để phỏng vấn như: Những người đã từng khai thác, sử dụng loài cây Thông Tre lá ngắn trong khu vực để sử dụng, để trao đổi và mua bán; Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các thầy thuốc, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn,...Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây Thông Tre lá ngắn để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân bố... Theo biểu phỏng vấn (phụ lục 1).
b. Điều tra theo tuyến
- Dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ quản lý khu vực của KBTTN tiến hành sơ thám khu vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan và các cán bộ, người dân quen biết thông thạo địa hình. Lập kế hoạch cho công tác điều tra ngoại nghiệp.
- Chọn và lập được 4 tuyến điều tra đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tuyến điều tra được lập từ chân lên tới đỉnh, đi qua các trạng thái rừng. Cứ khoảng 100m độ cao tiến hành lập 1 OTC. Lập OTC khi thấy sự thay đổi trạng thái rừng và ở khu vực mang tính đại diện cho trạng thái. T
Trên tuyến điều tra đánh dấu tọa độ các loài quý hiếm. Các số liệu thu thập được ghi vào vào mẫu bảng 2.1:
Mẫu bảng 2.1. Phiếu đo đếm kích thước các loài cây quý, hiếm theo tuyến
Địa điểm: Xóm: Xã: Huyện: Tuyến số: Cự ly tuyến:
Tên loài cây quý hiếm TT toạ độ điểm đo Việt Nam Địa Phương D1.3 Hvn Cây mẹ, cây TS Sinh trưởng Vật hậu Ghi chú
Khi gặp loài cây trong đối tượng nghiên cứu, tiến hành đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại loài cây cần nghiên cứu với các loài cây khác. Các số liệu thu thập được cần thu thập đối với loài nghiên cứu như:
- Đặc điểm về thân, cành: Tiến hành đo đếm kích thước thân cây, đồng thời mô tả hình dạng thân, màu sắc, vỏ, các đặc điểm nổi bật khác và mức độ phát triển của cây. Các số liệu thu được ghi theo mẫu bảng 2.2:
Mẫu bảng 2.2. Phiếu đo đếm kích thước loài Thông Tre lá ngắn Địa điểm: Xóm: Xã: Huyện: Tuyến số: Cự ly tuyến:
Stt Tên cây D1.3 Hvn Ghi chú
- Lá: tiến hành đo đếm các chỉ tiêu/kích thước lá, quan sát, mô tả hình
dạng lá và các đặc điểm khác trực tiếp trên cây.
Số lượng các lá cần đo đếm là 100 lá/số cây xuất hiện. Mỗi cây tiến hành đo kích thước dài, rộng của 10 lá ở các vị trí khác nhau (3 lá gần gốc, 4 lá phần thân, 3 lá gần ngọn), rồi lấy kết quả trung bình cho cả cây. Mô tả hình dạng, các đặc điểm nổi bật của lá (màu sắc mặt trên, mặt dưới lá, gân lá...và các bộ phận phụ khác). Các số liệu thu được ghi theo mẫu bảng 2.3:
Mẫu bảng 2.3. Phiếu thu thập số liệu hình thái lá
Địa điểm: Xóm: Xã: Huyện: Tuyến số: Cự ly tuyến:
Đo kích thước lá (cm)
Lá dưới tán Lá giữa tán Lá ngọn tán
Stt Tên cây
- Hoa và quả: Tiến hành quan sát, mô tả hình dạng, đo đếm kích thước,
màu sắc của hoa, quả và hạt (nếu có).
- Kiểu rễ: Quan sát, mô tả đặc điểm hệ rễ của loài Thông Tre lá ngắn. Tuyến điều tra phải đi qua tất cả các trạng thái rừng có trong khu vực nghiên cứu. Từ trên tuyến điều tra chính cứ khoảng cách 100m chiều dài lập về 2 phía theo hình xương cá các tuyến phụ. Trên các tuyến phụ tiến hành điều tra các loài thực vật ở trong phạm vi 10m và chỉ tiến hành khi thấy sự thay đổi của đai thực vật.
c. Điều tra theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về tính đa dạng của thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường gặp,... mà trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.
Phương pháp lập OTC: Sử dụng địa bàn, thước dây để đo đạc. Tổng số OTC là 15 ô, trên tổng 4 tuyến điều tra. Diện tích mỗi OTC là 500m2 với kích thước 10m x 50m.
Để thuận lợi cho việc đo đếm đề tài tiến hành lập OTC với chiều dài cùng với đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức.
OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Tại những nơi địa hình phức tạp tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (100m2 - 200m2) có cùng độ cao, có diện tích thay thế cho một OTC lớn và đảm bảo diện tích bằng 1 OTC lớn. Trong OTC tiến hành điều tra các loài thực vật và lớp cây bụi thảm tươi nhằm tìm hiểu được trạng thái mà các loài thực vật quý hiếm sinh sống. Các chỉ tiêu cần thu thập gồm:
* Điều tra, đo đếm các cây Thông Tre lá ngắn trong OTC
Tiến hành đo đếm kích thước về chiều cao và D1.3 của cây, đồng thời đánh giá sơ bộ về chất lượng cây theo phương pháp định tính: Tốt, trung bình, xấu. Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 2.4:
Mẫu bảng 2.4. Phiếu đo đếm kích thước cây Thông tre lá ngắn
OTC Địa điểm
Trạng thái rừng Vị trí Độ cao Độ dốc Tọa độ Tỷ lệ đá lộ đầu Độ tàn che Phẩm chất cây STT Loài cây Tên địa phương D1.3 (cm) Hvn (m) T TB X Ghi chú * Xác định độ tàn che
Đo độ tàn che tại 5 vị trí của OTC lấy độ tàn che của OTC bằng giá trị trung bình cộng của 5 điểm đo. Các điểm đo ở các vị trí khác nhau (Tại các điểm đo ô dạng bản). Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 2.5:
Mẫu bảng 2.5. Phiếu đo trị số độ tàn che
OTC Địa điểm
Trạng thái rừng Vị trí
Độ cao Độ dốc
Tọa độ Tỷ lệ đá lộ đầu
Độ tàn che
ODB Độ tàn che Độ tàn che TB
1 2 3 4 5
* Điều tra tầng cây cao trong OTC
Trong các OTC mô tả các chỉ tiêu: Vị trí, độ dốc, độ cao, hướng phơi, xác định tên loài cây, các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Đo đường kính ngang ngực (D1.3,cm) của cây. Sử dụng thước kẹp kính để đo, đo theo 2 hướng Đông tây - Nam bắc và tính trị số bình quân.
- Đo chiều vao vút ngọn (Hvn, m) của cây rừng. Chiều cao vút ngọn được xác định từ gốc tới đỉnh sinh trưởng của cây. Sử dụng thước Blume - Leiss để đo chiều cao.
- Đánh giá nhanh chất lượng cây: Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao được thể hiện tại mẫu bảng 2.6: Mẫu bảng 2.6. Phiếu điều tra tầng cây cao
OTC Địa điểm
Trạng thái rừng Vị trí Độ cao Độ dốc Tọa độ Tỷ lệ đá lộ đầu Độ tàn che Phẩm chất cây STT Loài cây Tên địa phương D1.3 (cm) Hvn (m) T TB X Ghi chú
* Xác định tổ thành sinh thái tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần xã cây gỗ cần sử dụng mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI).
Theo đó những loài cây chỉ có số IVI≥5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1987) trong một lâm phần nhóm cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó
được coi là loài ưu thế. Trong đề tài chủ yếu đề cập tới loài cây Thông Tre lá ngắn nên loài cây này có xuất hiện và có chỉ số nhỏ cũng vẫn được đưa vào công thức để so sánh.
* Điều tra cây tái sinh
Trong mỗi OTC điển hình tiến hành lập 5 ODB để điều tra cây tái sinh. Cách lập: Lập 4 ODB ở vị trí bốn góc, 1 ODB ở vị trí giữa, diện tích mỗi ODB là 25m2 (5m X 5m). Tiến hành đo, đếm số lượng cây tái sinh trong các ODB. Đo, đếm cây tái sinh nhằm mục đích đánh giá diễn biến tự nhiên của rừng trong tương lai. Thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo mẫu bảng 2.7 sau:
Mẫu bảng 2.7. Phiếu điều tra cây tái sinh
OTC Địa điểm
Trạng thái rừng Vị trí
Độ cao Độ dốc
Tọa độ Tỷ lệ đá lộ đầu
Độ tàn che
Ngồn gốc Chiều cao (cm) Chất lượng
ODB Loài Hạt Chồi <50 50- <100 100- <150 >150 Tốt Tb Xấu Ghi chú Tổng
- Xác định tổ thành cây tái sinh
Tiến hành xác định tổ thành tái sinh rừng theo số cây. - Xác định mật độ cây tái sinh
Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức
N/ha = n/Sdt x 10.000 (3-7)
Trong đó:
Sdt: Diện tích các ODB điều tra cây tái sinh (m2) n: Là số lượng cây tái sinh điều tra được
- Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng: tốt, trung bình, xấu, đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (cây triển vọng là những cây sinh trưởng tốt, đã vượt qua được lớp cây bụi và có khả năng tham gia vào cấu trúc tầng tán của
rừng. Khóa luận chọn những cây triển vọng là những cây có chiều cao > 2m sinh trưởng tốt).
* Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi, dây leo
- Cây bụi: Theo các chỉ tiêu tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của các loài cây bụi trên ODB.
- Điều tra thảm tươi: Theo các chỉ tiêu loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB. Để xác định độ che phủ của thảm tươi đề tài sử dụng thước dây đo theo đường chéo của ODB, đo từng đường chéo 1 và xác định những đoạn trên thước dây bị tán cây bụi hay thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo để tính độ che phủ. Cộng kết quả của 2 lần đo trên 2 đường chéo chia chung bình được độ che phủ của ODB. Thống kê tất cả các chỉ tiêu về cây bụi, thảm tươi và dây leo vào phiếu điều tra theo mẫu bảng 2.8:
Mẫu bảng 2.8. Phiếu điều tra cây bụi, thảm tươi, dây leo
OTC Địa điểm
Trạng thái rừng Vị trí Độ cao Độ dốc Tọa độ Tỷ lệ đá lộ đầu Độ tàn che Sinh trưởng ở các cấp chiều cao (cm) ODB Loài cây
0- 50 50- 100 100- 150 >150 Độ che phủ Ghi chú
* Đánh giá tác động của con người và động vật đến hệ thực vật khu vực nghiên cứu
Để đánh giá được sự tác động của con người và động vật như thế nào và ở mức độ ra sao đối với hệ thực vật khu vực nghiên cứu, ta cần tiến hành các bước cơ bản như sau:
- Trên các tuyến điều tra các loài thực vật quý hiếm, cứ khoảng 500m ta tiến hành lập một ô tiêu chuẩn với diện tích 400m2 để đo đếm liệt kê các tác
động của con người và vật nuôi lên hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu. Sau đó tiến hành quan sát, đo đếm, đánh giá sơ bộ các biểu hiện thể hiện sự tác động của con người và vật nuôi. Cụ thể là:
- Tác động của con người: Cưa, chặt cây, phát, đốt rừng, khai thác các loại gỗ và LSNG khác,...
- Tác động của động vật: Dấu vết động vật ăn lá cây, giẫm đạp, nằm hoặc cọ sát làm hư hỏng hoặc làm chết cây, phân động vật để lại,...
- Ngoài ra ta còn phải ghi lại các đặc điểm khác trong ô tiêu chuẩn, ngoài các đặc điểm đã được miêu tả nếu có.
Trong mỗi một trường hợp tác động, cần đánh giá mức độ tác động đó đến hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu. Mức độ đánh giá tác động được đánh giá theo phương pháp định tính và cụ thể hóa theo thang điểm như sau:
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ tác động của con người và động vật
Mức độ tác động Điểm
Không tác động 0
Tác động rất ít/ít 0< - <1
Tác động ở mức trung bình 1 - <2
Tác động nhiều/mạnh/thường xuyên 2 - <3
Kết quả quan sát sự tác động của con người và động vật lên Khu bảo tồn được mô tả chi tiết thông qua bảng 2.9 sau:
Mẫu bảng 2.9. Đánh giá sự tác động của con người và động vật Tuyến: . Chiều dài tuyến: km
Địa điểm Lần đo Khoảng cách (m) Chặt/ cưa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú
Dựa trên các số liệu từ các tuyến đã điều tra được, đưa ra các nhận xét chung về sự tác động của con người và động vật lên hệ thực vật nơi đây. Qua đó cần có những giải pháp gì để hạn chế các sự tác động đó để bảo vệ và phát triển hệ thực vật hiện nay trong khu vực.
* Điều tra phẫu diện đất
Do khu vực nghiên cứu là núi đá có tỷ lệ đá lộ đầu cao, khó khăn trong việc đào phẫu diện đất để xác định độ dầy tầng đất vì vậy đề tài chỉ tiến hành đánh giá nhanh một số chỉ tiêu cơ bản của đất thông qua quan sát thực tế màu sắc đất, xác định nhanh độ ẩm, độ xốp của đất bằng phương pháp định tính và ghi vào mẫu bảng 2.10 sau:
Mẫu bảng 2.10. Phiếu điều tra phẫu diện đất
OTC Địa điểm
Trạng thái rừng Vị trí Độ cao Độ dốc Tọa độ Tỷ lệ đá lộ đầu Độ tàn che OTC Hướng phơi Loại đất Độ sâu tầng đất (cm) Màu sắc Độ ẩm Độ xốp Tỷ lệ đá lộ đầu (%) Đất không có đá (%) Độ che thảm mục (%)
Sau khi tiến hành đánh giá nhanh các chỉ tiêu cơ bản về đất ở khu vực nghiên cứu tiến hành lấy mẫu đất về phân tích một số hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất để phục vụ cho quá trình nhân giống loài cây này. Mỗi OTC có loài Thông Tre lá ngắn phân bố tiến hành lấy 200g đất (lấy đất tại khu vực quanh gốc cây Thông Tre lá ngắn và lấy ở tầng mặt do tỷ lệ đá lộ đầu cao khó đào phẫu diện đất) sau khi lấy xong cho đất vào túi nilon bảo quản để mang về phân tích.
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp
Phân tích và xử lí số liệu
- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng + Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia
lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ