6. Ý nghĩa của đề tài
3.3.6. Đặc điểm phân bố của loài
3.3.6.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng
Trong quá trình điều tra thực địa theo các tuyến, tiến hành lập các OTC đại diện cho các trạng thái rừng trong các đai cao để điều tra đánh giá trạng thái rừng nơi loài nghiên cứu phân bố. Kết quả điều trạng thái rừng tại 10 OTC có loài Thông Tre lá ngắn xuất cho hiện kết quả như sau:
Bảng 3.11. Trạng thái rừng nơi có loài Thông Tre lá ngắn phân bố
OTC Tên loài Trạng thái rừng Ghi chú
1 Thông Tre lá ngắn IIIa1
2 Thông Tre lá ngắn IIIa1
3 Thông Tre lá ngắn IIb
4 Thông Tre lá ngắn IIIa2
5 Thông Tre lá ngắn IIb
6 Thông Tre lá ngắn IIIa2
9 Thông Tre lá ngắn IIIa2
10 Thông Tre lá ngắn IIIa1
11 Thông Tre lá ngắn IIb
Qua đó thấy được loài Thông Tre lá ngắn phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng mưa thường xanh á nhiệt đới, nơi các trạng thái rừng còn tương đối đa dạng, phong phú và ổn định. Thuộc các trạng thái rừng tự nhiên IIb, IIIa1, IIIa2 của khu bảo tồn.
3.3.6.2. Đặc điểm phân bố theo độ cao
- Về địa hình: Loài Thông Tre lá ngắn thường phân bố ở những nơi có địa hình tương đối dốc. Trong quá trình điều tra thấy cây thường xuất hiên chủ yếu là ở khu vực sườn núi đá và gần đỉnh núi đá.
- Về độ cao: Trong quá trình điều tra đã xác định được Thông Tre lá ngắn phân bố ở độ cao thấp nhất là 1026m và cao nhất là 1294m, ở khu vực sườn và đỉnh những ngọn núi đá cao. Phạm vi phân bố hẹp, sự sống của chúng luôn bị đe dọa cả về tự nhiên và sự tác động của con người. Cần thiết phải phải có biện pháp bảo tồn phù hợp với phân bố của loài để mang tính hiệu quả cao cho loài.
Bảng 3.12. Đặc điểm phân bố của loài theo độ cao
Đai cao (m) Tên loài Có Không Ghi chú
1100< Thông Tre lá ngắn X 1100-<1200 Thông Tre lá ngắn X 1200-<1300 Thông Tre lá ngắn X
>1300 Thông Tre lá ngắn X
3.3.7. Sự tác động của con người, động vật đến khu vực nghiên cứu
Cùng với việc điều tra các loài thực vật quý hiếm trên tuyến, cứ khoảng 500m tiến hành lập một OTC với diện tích 400m2 để đánh giá sơ bộ mức độ tác động của con người và động vật lên khu vực nghiên cứu, bằng cách quan sát các dấu hiệu của sự tác động do con người và động vật để lại như: Số gốc cây bị chặt, dấu vết khai thác lâm sản, đốt, phát quang, dấu vết động vật để lại (phân, dấu chân, vết ăn thức ăn, chỗ nằm),... và tiến hành đánh giá mức độ tác
động bằng cách cho điểm: Không tác động (0 điểm), Tác động rất ít/ít (0<-<1 điểm), Tác động ở mức trung bình (1-<2 điểm), Tác động nhiều/mạnh/thường xuyên (2-<3 điểm). Kết quả điều tra thu được cụ thể như sau:
Bảng 3.13. Sự tác động của con người và động vật đến hệ thực vật rừng trong KBT thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén
Tuyến Khoảng cách (m) Chặt / cưa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú 1 500 2 1.75 1 1.25 0.75 2 500 2 1.8 1.2 1.2 0.2 3 500 2 2 0.2 1.2 0.2 4 500 2.2 1.2 0.6 1 0.6 Dân tộc Tày, H’mông sinh sống TB 2.1 1.7 0.8 1.2 0.4
Qua điều tra thực địa cho thấy mức độ tác động của con người lên KBTTN Phia Oắc - Phia Đén là rất lớn với mức độ thường xuyên và liên tục. Qua đó thấy được hệ thực vật ở khu vực này bị tàn phá rất nghiêm trọng mà qua quan sát thực tế thì sự tàn phá đó chủ yếu là do con người. Người dân ở đây chủ yếu là các dân tộc thiểu số: Tày, H’mông. Họ sống ngay trong KBT và gần KBT. Nhận thức của họ còn hạn chế, cuộc sống lại gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng. Cuộc sống nghèo khó họ bất chấp tất cả lao vào tàn phá rừng nhằm ổn định cuộc sống của mình bằng cách: Đốt nương làm rẫy ở các khu vực thung lũng trên khe suối để trồng các cây lương thực, cây ăn quả như: ngô, sắn, bí,... họ khai thác các loài rau, củ quả từ rừng làm thức ăn. Họ khai thác các loài gỗ quý như: De Hương, Trai, Bách Vàng, Thông Tre lá ngắn... để phục vụ mục đích làm nhà, để bán, để sử dụng trong gia đình, điều này dẫn tới việc các sinh cảnh bị tàn phá nặng. Các loài cây quý hiếm hiện nay còn lại rất ít, hầu như chỉ còn lại các cây nhỏ, cây tái sinh, thậm chí người dân còn đào cả gốc các cây De Hương còn sót lại để khai thác.
Bên cạnh đó họ còn cần một lượng lớn củi đun hàng ngày, đặc biệt là vào mùa thu hoạch thuốc lá thì số lượng củi lại tăng lên rất nhiều vì vậy việc khai thác củi của họ cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái rừng và số lượng cây tái sinh. Cùng với việc khai thác các loài cây gỗ người dân còn khai thác các loại Lâm sản ngoài gỗ như: Các loài cây thuốc, cây cảnh, các loài Lan... để bán, làm cho một lượng lớn các loài cây quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng. Một tình trạng phổ biến ở khu vực này là việc khai thác quặng, công việc này không những ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng, suy giảm đa dạng sinh học mà còn gây ảnh hưởng lớn tới ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Bên cạnh sự tác động của con người lên KBT thì còn có sự tác động của động vật tuy nhiên với mức độ nhỏ hơn. Sự tác động của động vật ở đây chủ yếu là vật nuôi, còn sự tác động của động vật hoang dã hầu như là rất ít, không đáng kể. Những hộ dân sống gần và trong khu bảo tồn còn chăn thả gia súc bừa bãi vào KBT (đặc biệt một số hộ nuôi Dê với số lượng lớn) làm mất cảnh quan, phá hoại tầng cây bụi, thảm tươi và đặc biệt là tầng cây tái sinh trong rừng, ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của các loài thực vật nói chung và các loài Thông Tre lá ngắn nói riêng.
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài
Qua thực tế đợt đi thực địa thu thập số liệu và kết quả của bước nội nghiệp sử lý số liệu có thể thấy được sự hiểu biết, tình hình sử dụng cũng như mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Thông Tre lá ngắn nói riêng tại KBT. Để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển loài Thông Tre lá ngắn được hiệu quả, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
* Giải pháp bảo tồn
- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân để họ hiểu được tầm quan trọng của rừng nói chung và của loài Thông Tre lá ngắn nói riêng từ đó nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng cho người dân.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng loài Thông Tre lá ngắn trong KBT, biết được khu vực phân bố của loài để tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ và xúc tiến tái sinh tự nhiên.
- Nghiên cứu kỹ đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn để biết được chu kỳ, thời gian ra hoa kết quả của loài từ đó tiến hành tác động tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loài. Đồng thời có thể thu hái hạt giống để gieo ươm.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài để đưa ra biện pháp tác động phù hợp tạo điều kiện thuận lợi về không gian cho cây con phát triển. Bảo vệ sinh cảnh thuận lợi cho loài phát triển.
- Phát dây leo trên các cây Thông Tre lá ngắn để hạn chế ảnh hưởng trong quá trình ra hoa, kết quả.
- Thu hái quả chín và rắc trên diện tích khu vực có loài Thông Tre lá ngắn phân bố nhằm tạo nguồn giống phân tán đều trong khu vực phân bố.
- Tiến hành đánh cây con tái sinh tại những nơi có nhiều cây tái sinh trồng bổ sung ra các khu vực có loài Thông Tre lá ngắn phân bố mà không có cây tái sinh xuất hiện.
- Gieo ươm cây con Thông Tre lá ngắn ngay tại khu vực phân bố của loài để trồng bổ sung lại khu vực không có cây tái sinh.
- Gây trồng, lưu trữ nguồn gen của loài Thông Tre lá ngắn tại các trung tâm cứu hộ.
- Nghiêm cấm các hành vi khai thác, buôn, bán các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Thông Tre lá ngắn nói riêng.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về luật bảo vệ rừng. Cần tăng mức xử phạt nếu hành vi đó còn tái diễn, nhằm giảm sự tái phạm và răn đe người khác.
- Cấm chăn thả gia súc trong khu bảo tồn làm ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài động thực vật nói chung.
- Tiến hành cho người dân ký cam kết bảo vệ rừng. Xây dựng các quy ước, hương ước, các biển báo, panô, áp phích có thể cả phát tờ rơi ở những khu vực có người dân sống trong và gần KBT.
- Một vấn đề quan trọng là đưa người dân trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm nói riêng.
- Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho người dân.
- Kêu gọi các dự án phát triển kinh tế đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật phát triển kinh tế cho người dân sống gần và trong KBT nhằm giảm áp lực tới rừng.
* Giải pháp phát triển loài
- Gây trồng và xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm loài Thông Tre lá ngắn tại một số khu vực để đánh giá khả năng phát triển của loài và nhân rộng trong sản xuất.
- Khuyến khích các hộ gia đình gây trồng loài Thông Tre lá ngắn nói riêng và các loài thực vật quý, hiếm nói chung để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội dựa trên phương châm cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
- Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật gây trồng và vật tư cần thiết cho người dân gây trồng loài Thông Tre lá ngắn.
- Giới thiệu các nới tiêu thụ sản phẩm sau khi gây trồng thành công loài Thông Tre lá ngắn cho người dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi có một số kết luận như sau:
1.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy).
Thông Tre lá ngắn là loài cây cho chất lượng gỗ tốt (gỗ nhóm I), thân thẳng cao tới 15m với đường kính ngang ngực tới gần 1m, người dân và các đối tượng khai thác gỗ khai thác với mục đích sử dụng (Làm nhà, đóng đồ gia dụng...), để bán và để làm cảnh.
1.2. Đặc điểm hình thái của loài
- Thân cây: Thân thẳng với tán trải rộng, vỏ màu nâu xám, mỏng và dạng sợi, bóc tách thành mảng, có chiều cao vút ngọn trung bình là 8.5m; Đường kính ngang ngực trung bình là 16.5cm.
- Lá cây: Lá Thông Tre lá ngắn mọc xen, hình dải mác hay bầu dục, thường cụm ở cuối cành, thường dài khoảng 1,5-8cm và rộng tới 1,2cm (lớn hơn ở cây non), gân giữa nổi rõ ở cả hai mặt, đỉnh lá tròn, đôi khi có mấu, thường có màu xanh ở mặt dưới, chồi mới màu đỏ.
- Hoa, quả: Nón phân tính khác gốc. Cấu trúc mang hạt đơn độc ở nách lá, cuống dài 0,3 - 1,3 cm, đế màu tím đỏ. Hạt: màu tím lục, hình trứng bầu dục, 0,8-0,9 x 0,6 cm. Quả non có lớp phấn màu trắng bao bọc xung quanh. Khi quả chín vỏ quả có mầu đỏ.
- Rễ: Rễ Thông Tre lá ngắn phát triển mạnh. Sự phát triển của bộ rễ cũng đồng nghĩa với sức hút chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể và giữ cho cây phát triển. Bộ rễ lan rộng và bao chùm lên các tảng đá tạo ra thế vững chắc cho cây kể cả khi mọc ở những vị trí hiểm trở.
1.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài
bình khoảng 0.54.
- Các loài cây đi kèm với cây Thông Tre lá ngắn rất phong phú, đa dạng. - Khả năng tái sinh của loài Thông Tre lá ngắn tại khu vực nghiên cứu ở mức độ thấp, chất lượng cây tái sinh chưa cao, chủ yếu là tái sinh hạt.
- Cây Thông Tre lá ngắn phân bố chủ yếu ở khu vực núi đá có độ che phủ trung bình là 16.7%.
- Thành phần cây bụi, dây leo, thảm tươi chủ yếu đi kèm nơi xuất hiện loài Thông Tre lá ngắn tại khu vực nghiên cứu như Đỗ quyên, Cam núi, Tam tầng, Tử trâu, Giảo cổ lam, Han, Nấu núi, Dóng xanh, Quyển bá...
- Đặc điểm đất ở khu vực nghiên cứu có môi trường pH trung tính, hàm lượng mùn rất cao, hàm lượng N, P2O5, K2O cao.
- Loài cây Thông Tre lá ngắn phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng mưa thường xanh á nhiệt đới thuộc các trạng thái rừng tự nhiên IIb, IIIa1, IIIa2. Phân bố trên các sườn và đỉnh núi đá, độ cao nằm trong khoảng 1026m - 1294m.
- Các tác động chủ yếu đến khu vực nghiên cứu như: Đốt lương, làm rẫy, khai thác gỗ, củi, lâm sản, chăn thả gia súc, khai thác quặng… với mức độ thường xuyên và liên tục.
4.2. Kiến nghị
Qua một thời gian học tập và nghiên cứu luận văn tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần vào các thành công cho các nghiên cứu tiếp theo:
- Cần theo dõi diễn biến sinh trưởng, phát triển, tái sinh của loài Thông Tre lá ngắn, cần phải có thời gian nghiên cứu dài hơn để nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ KBT để có kết quả chính xác hơn.
- Tăng cường kiểm tra giám sát các khu rừng trong khu bảo tồn, phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm địa bàn với các cơ quan chức năng để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và loài cây Thông Tre lá ngắn nói riêng để bảo tồn và phát triển loài.
chính xác còn lại của các loài Thông Tre lá ngắn trên địa bàn để có biện pháp gây trồng trên diện tích phân bố tự nhiên của chúng.
- Tiếp tục tiến hành thử nghiệm nhân giống vô tính đối với loài Thông Tre lá ngắn để đưa ra được phương thức nhân giống mang lại hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo 2012, Kết quả điều tra phân bố các loài thực vật quý, hiếm và sinh
cảnh chính, Dự án phát triển ngành lâm nghiệp, Quỹ bảo tồn rừng đặc
dụng Việt Nam, KBTL & SCNXL.
2. Báo cáo 2012, Kết quả điều tra phân bố các loài thực vật quý, hiếm và sinh
cảnh chính, Dự án phát triển ngành lâm nghiệp, Quỹ bảo tồn rừng đặc
dụng Việt Nam, VQG Ba Bể.
3. Bộ Khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 1986
Sách đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công
nghệ. Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 1997 ”Sách đỏ Việt Nam”, Phần II-Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội.
5. Bộ Khoa học và công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam 2007,
Sách đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và công
nghệ. Hà Nội.
6. Quyết định của Bộ Lâm nghiệp, số 2198-CNR ngày 26 tháng năm 1977 ban hành bản phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước.