Tổ thành tầng cây gỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 51)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.Tổ thành tầng cây gỗ

Khi nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của một loài bất kỳ thì yếu tố tổ thành loài cây đi kèm loài đó có quan hệ mật thiết với nhau, nó có tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau để cùng tạo lên một môi trường sống chung cho các loài trong quần xã. Hệ số tổ thành sinh thái của một loài ở trong quần xã cho ta thấy được mức độ quan trọng của loài đó trong quần xã. Hệ số tổ thành sinh thái của loài cây nào càng cao thì mức độ ảnh hưởng của loài đó càng lớn. Vì vậy để có thể biết được cấu trúc tổ thành loài cây đi kèm trong quá trình điều tra đã tiến hành lập các OTC trên tuyến điều tra ở các đai cao khác nhau và đại diện cho các trạng thái rừng trong đai cao để điều tra xác định

công thức tổ thành sinh thái theo đai cao đó.

Hệ số tổ thành sinh thái loài cây tầng cao nơi có cây Thông Tre lá ngắn phân bố tính theo số cây trong 15 OTC lập trên 4 tuyến điều tra được thể hiện tại phụ lục 2.

Qua nghiên cứu ta có thể xác định được công thức tổ thành sinh thái theo đai cao (trong quá trình điều tra tại thực địa có thể chia thành 4 đai cao. Cụ thể dưới 1100m, từ 1100m đến dưới 1200m, từ 1200m đến dưới 1300m và trên 1300m) như sau (Đơn vị IVI%):

Độ cao dưới 1100m là:

15,0Ts+9.6Xn+8.1Ttln+6.1D+5.9Bv+5.6Tsgln+49.5Lk

Trong đó: Ts: Trúc sào; Xn: Xoan nhừ; Ttln: Thông tre lá ngắn;D: Dẻ;

Bv: Bách vàng; Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Lk: Loài khác. Độ cao từ 1100m đến dưới 1200m là:

7,8Sđbln+7,4K+7,2Tđ+6,4Ttln+6,0Lmc+5,8Gh+5,5Bv+5,4D+5,1Tt+43,3Lk Trong đó: Sđbln: Sam đông bắc lá ngắn; K: Kháo; Tđ: Trai đỏ; Ttln:

Thông tre lá ngắn; Lmc: Lòng mang cụt; Gh: Gụ hương; Bv: Bách vàng; D: Dẻ; Tt: Trâm tía; Lk: Loài khác.

Độ cao từ 1200m đến dưới 1300m là:

9,4Đcc+8,4Tbb+6,3Dlt+5,8Dh+5,5Tt+ 3,6Tt+70,9Lk

Trong đó: Đcc: Đáng chân chim; Tbb: Thích bắc bộ; Dlt: Dẻ lá tre; Dh:

De hương; Tt: Trâm tía; Tt: Thông tre; Lk: Loài khác. Độ cao từ 1300m trở lên là:

7,7Tmn+7,5Tbb+6,6Tđ+6,3Xm+5,0Tsg+66,9Lk

Trong đó: Tmn: Thích mười nhị; Tbb: Thích bắc bộ; Tđ: Trai đỏ; Xm: Xoan mộc; Tsg: Thiết sam giả; Lk: Loài khác.

Nhận xét:

dưới 1100m và đai cao từ 1100 đến dưới 1200m) còn lại nhiều cá thể Thông Tre lá ngắn nhất (ở độ cao dưới 1100m chiếm 8.1% và ở độ cao từ 1100m đến dưới 1200m chiếm 6.4% hệ số tổ thành sinh thái tầng cao), ở độ cao từ 1200m đến dưới1300m gần như không còn hoặc còn lại rất ít cá thể của loài. Từ độ cao 1300m trở lên không phát hiện sự tồn tại của loài nghiên cứu. Điều này thể hiện loài Thông Tre lá ngắn tại khu vực nghiên cứu có phạm vi phân bố hẹp, mật độ cây thấp, mức độ ảnh hưởng đến cấu trúc sinh thái rừng của loài cũng ngày càng giảm. Vì vậy cần đưa ra biện pháp bảo tồn hiệu quả nhằm bảo tồn và phát triển loài cây này.

Dựa vào công thức tổ thành sinh thái còn cho ta thấy được các loài cây đi kèm với loài Thông Tre lá ngắn cũng rất đa dạng và phong phú, tạo thành một hệ sinh thái rừng núi đá ổn định. Tham gia vào tổ thành sinh thái ở đây còn có một số cây gỗ quý hiếm xuất hiện cùng loài Thông Tre lá ngắn như: Bách vàng, De hương, Thiết sam giả lá ngắn, Trai đỏ... Là những loài cây đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxworthy) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 51)