Màng Polyvinylclorua (PVC)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền. (Trang 26)

2.5.1. Gii thiu

PVC được trùng hợp theo sơ đồ sau:

nCH2=CHCl -(CH2-CHCl)n-

phản ứng này có thể tiến hành theo các phương pháp:

Trùng hợp khối: tạo ra PVC trùng hợp khối (Phương pháp này ít được sử dụng).

Trùng hợp huyền phù: tạo ra PVC-S có đặc tính hút dầu tốt, độ trong cao, giá thành rẻ để sản xuất các sản phẩm bằng phương pháp cán, đùn, đúc, tiêm…

Trùng hợp nhũ tương tạo ra PVC-E có cấu trúc hạt chặt chẽ.

PVC là loại nhựa vô định hình (có độ kết tinh thấp) Tg~ 800C nên ở nhiệt

độ thường PVC cứng nếu không hóa dẻo. Phân loại PVC:

PVC cứng: hàm lượng hóa dẻo 0 – 5 %. PVC bán cứng: hàm lượng hóa dẻo 5 – 15 %. PVC mềm: hàm lượng hóa dẻo > 15 %.

2.5.2.Tính cht ca PVC.

Bằng các thêm hóa dẻo có thể tạo ra được các sản phẩm có độ cứng thay đổi Có thể sử dụng hầu hết các phương pháp gia công với PVC.

PVC có nhiều tính chất cơ học tốt nhưđộ bền kéo đứt, độ giãn đứt, tính chất cách điện, chịu ăn mòn cao.

Có thể sản xuất ra sản phẩm có nhiều màu sắc đa dạng. PVC kém bền với acid, kiềm, chất tẩy rửa...

2.5.3.Ưu đim khi s dng làm màng bo qun dược liu.

Bảo quản bằng màng PVC hạn chế được khả năng xâm nhập của oxy và

độẩm của môi trường, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm dược liệu, không bị mối, mọt, ẩm mốc. Do màng PVC có độ dày cao, độ bền cơ học tốt. Màng PVC có thế tái sử dụng sau khi dùng.

2.6. Giới thiệu về cây địa liền

2.6.1 Tên gi:

Địa liền còn gọi là sơn nại, tam nại, thiên liền, sa khương.Tên khoa học: Kaempferia galanga L.,(Kaempferia rotunda Rild.).

2.6.2. Hình thái

Thân cỏ sống nhiều năm nhờ thân rễ, rễ có khi phình thành củ nhỏ

hình trứng. Thân rễ phình thành nhiều củ cạnh nhau, mùi thơm và cay, lớp vỏ ngoài màu nâu vàng, mặt cắt ngang gần tròn, đường kính 2-3 cm, màu vàng nhạt, có nhiều xơ màu trắng, chia làm hai vùng bằng một vòng ranh giới màu trắng.

Lá đơn, thường 2 (ít khi 3) lá mọc xòe sát mặt đất. Phiến lá hình bầu dục, dài 8-9 cm, rộng 6-7 cm, ngọn lá nhọn, gốc thuôn; mặt trên gần như nhẵn, màu xanh lục sậm, mặt dưới nhiều lông mịn và dài, màu trắng xanh, vùng ngọn màu đỏ tía, mép lá nguyên, hơi gợn sóng, viền trắng hay đỏ tía; gân lá song song, cong về phía ngọn lá, gân giữa to, lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới. Bẹ lá dài 2,5-3 cm, rộng 1,5-2 cm, hình lòng máng, dày, phía gốc màu trắng, phía trên màu xanh lục nhạt, nhiều gân dọc song song, ôm chặt nhau thành một thân giả cứng cao 1,5 cm. Lưỡi nhỏ dạng màng mỏng, màu trắng có rìa nâu, cao 1-2 mm.

Cụm hoa mọc lên từ thân rễ, đi qua ống tạo bởi các bẹ lá, không cuống, mang nhiều hoa, thường mỗi lần chỉ có 1 hoa nở. Hoa to, không cuống, không

đều, lưỡng tính, mẫu 3. Lá bắc dạng phiến mỏng, uốn cong hình lòng máng,

đầu thuôn nhọn, dài 3-3,5 cm, rộng 1-1,5 cm, phía gốc màu trắng, phía trên màu xanh lục nhạt. Lá bắc con ở phía trục hoa đối diện lá bắc, chẻ dọc từ gốc thành 2 phiến rời dạng dải hẹp, dài 2-2,5 cm, rộng 1-1,5 mm, màu trắng, có

gân dọc ở giữa. Lá đài ở hoa nụ dính nhau thành một ống kín, màu trắng, dài 2,8-3 cm, đỉnh chia 2 răng rất nhỏ; khi hoa nở ống đài xẻ dọc ở phía trước từ đỉnh xuống một đoạn 0,5 cm. Cánh hoa màu trắng, dính nhau bên dưới thành một ống hẹp, dài 4,5-5 cm, trên chia thành 3 phiến mỏng, không đều, dạng dải, dài 2-2,5 cm, đầu nhọn uốn cong ra phía ngoài, hai mép thường cuộn vào phía trong, có nhiều gân dọc; phiến giữa ở phía sau rộng 4-5 mm, hai phiến bên rộng 2-3 mm. Nhị đính trên miệng ống tràng thành 2 vòng: (1) vòng ngoài gồm 2 nhị lép phía sau ở hai bên biến đổi thành 2 phiến màu trắng, dài 18-20 mm, rộng 8-10 mm, gốc thuôn hẹp hơi dày thành một cán dài 5 mm, phía trên nở rộng thành hình bầu dục đầu nhọn, nhiều gân dọc; nhị trước trụy không còn dấu vết; (2) vòng trong gồm 2 nhị lép phía trước và 1 nhị thụ phía sau; nhị lép dính nhau thành một cánh môi to, màu trắng, gốc có bớt tím ở

giữa, giữa phần màu tím có một vệt dài màu vàng, dài 25-35 mm, phía dưới thuôn hẹp thành một cán dài 15-20 mm, rộng 8-10 mm, phía trên là một phiến rộng dài 10-15 mm, rộng 20-24 mm, chia làm 2 thùy; nhị thụ đứng đối diện với cánh môi; chỉ nhị không có; bao phấn dạng phiến, màu trắng, dài 4-4,5 mm, rộng 2-3 mm, mặt trong mang 2 ô phấn xếp dọc, mọng nước; chung đới kéo dài thành một phiến mỏng dài 4-4,5 mm, rộng 2-3 mm, màu trắng, uốn ra phía ngoài khi hoa nở, chia 2 thùy hình bầu dục, uốn cong xuống phía dưới; hạt phấn màu trắng, thường hình cầu, đường kính 100-110 µm, có khi hình bầu dục hay hình trứng, dài 110-155 µm, rộng 100-112 µm. Lá noãn 3, dính nhau thành bầu dưới 3 ô, mỗi ô 2 hàng noãn, đính noãn trung trụ; bầu màu trắng ngà, dẹp, dài 2,5-3 mm, rộng 1-1,5 mm, rải rác lông mịn màu trắng; vòi nhụy 1, dạng sợi, nhẵn, màu trắng, dài 40-45 mm, đi qua khe dọc giữa 2 ô phấn; đầu nhụy 1, màu trắng, loe thành hình phễu miệng có rìa lông.

2.6.3 Phân b

Việt nam: ở Đắc Lắc, Đồng Nai và ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Cây cũng mọc ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La. Cây được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông hồng (Hưng yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang)

Thế giới: địa liền phân bố ở ấn độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc

2.6.4. Đặc đim ca dược liu.

Mô tả dược liệu: Phiến dày khoảng 2–5mm, đường kính 0,6cm trở

lên, hơi cong lên. Mặt cắt màu trắng ngà có khi hơi ngà vàng. Xung quanh là vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu tro nhạt, nhăn nheo, có khi còn sót lại rễ con hoặc vết tích rễ con. Thể chất dòn dễ bẻ, có bột. Mùi thơm đặc trưng, vị cay.

Thành phần hóa học: Trong địa liền có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là Ethyl p-methoxy cinamat bocneola metyl, metyl p.cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecan C15H32 xinamic andehyt và

xineola.( Thực vật chí Việt Nam – Tập 2)

Bảng 2.1. Thành phần tinh dầu địa liền ở Hưng Yên-Việt Nam STT Thành phần Thành phần % STT Thành phần Thành phần %

1 - Pinen 1, 99 16 Sabinen 0, 16

2 Camphen 3, 20 17 - Pinen 0, 70

3 Mirxen 1, 14 18 - Phellanđren 0, 87

4 ∆-3 - Caren 16, 78 19 -Terpinen 0, 25

5 p-cimen 1, 20 20 Terpinoten 0, 36

6 Limonen 1, 51 21 2 - Unđecanon 0, 20

7 1, 8-cineol 1, 65 22 Cyperen 0, 67

8 L - Borneol 1, 58 23 - Gurjunen 0, 30

9 Etyl xinamat 25, 70 24 - Elemen 0, 16

10 Germacren D 1, 59 25 - Selinen 0, 37

11 Germarcren B 1, 55 26 Valenxen - 1 0, 18 12 Pentađecan 11, 65 27 - Amorphen 0, 46 13

ETHYL P-

METHOXY cINAMAT

17, 28 28 ∆ - Cađinen 0,65

14 Tricyclen 0, 19 29 Heptađecan 0, 46

Thành phần chính của tinh dầu thân rễ của K.galanga là etyl p –

methoxycinamat,đượccho rằng có khả năng chống nấm và

vi khuẩn gây bệnh ngoài da (Tungtrongjit, 1978). Thành phần này được công bốcó hoạt tính sinh học như là chống ung thư (Zheng etal, 1993) và chống sự hoạt động oxi hoá phân giải amin (Noro et al., 1983). Puthan và cộng sự công bố rằng tinh dầu K. galanga Ở Ấn Độ tách được etyl xinamat

và Ethyl p-methoxy cinamat là thành phần chính cùng với một số paraffin (Puthan et al., 1926)

Tác dụng của dược liệu: Theo tài liệu cổ địa liền vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng thuốc ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch theo kinh nghiệm dân gian, thân rễ địa liền được sử dụng chữa ngực đau, bụng lạnh, chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, chữa ho, hen suyễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)