Phương pháp thu nhận và xử lý nguyên liệu địa liền tiền sấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền. (Trang 34)

Hình 3.1. Sơđồ x lý nguyên liu tin sy

Xây dựng quy trình sơ chế và xử lý nguyên liệu tiền sấy: Nguyên liệu sau khi được thu mua về sẽ được đem đi rửa sạch tạp chất còn dính trên bề

mặt nguyên liệu chủ yếu là đất cát. Do nguyên liệu có nhiều kẽ nhỏ nên cần rửa thật kĩ để tránh ảnh hưởng đến quá trình sơ chế (đảo đi đảo lại bề mặt nguyên liệu nhiều lần để nguyên liệu được sạch đều). Sau khi nguyên liệu đã

được rửa sạch chúng ta đem nguyên liệu đi sơ chế để chuẩn bị cho quá trình sấy. Chúng ta sử dụng dao để thái nguyên liệu. Trong quá trình sơ chế chúng ta chỉ nên dùng dao thái thành lát dầy , nếu thái lát quá nhỏ hoặc quá mỏng thì nguyên liệu sẽ bị vụn trong quá trình sấy (lát thái dày từ 2-3cm). Sau khi đã sơ chế xong chúng ta cần phân loại nguyên liệu thành 2 phần nguyên liệu vụn nát và nguyên liệu có lát thái đẹp. Lưu ý sau khi nguyên liệu đã được sơ chế

Rửa sạch

Sơ chế

Nguyên liệu

xong thì chúng ta nên đem đi sấy luôn vì nguyên liệu rất dễ bị hỏng. Nếu không sấy được lun thi chúng ta có thểđem nguyên liệu rải mỏng ra và để nơi thoáng mát. Nguyên liệu không được để quá lâu vì chỉ sau khoảng 2-3 ngày nguyên liệu sẽ bị hỏng . Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng địa liền sau này

Xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu

Cân một lượng dược liệu nhất định (p gam) đã được loại tạp chất. Rây qua rây có số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam). Tính tỷ lệ vụn nát (X%) theo công thức:

Lượng dược liệu lấy thử (tuỳ theo bản chất của dược liệu) từ 100 đến 200g.

Ðối với dược liệu mỏng manh thì phải nhẹ

nhàng tránh làm nát vụn thêm.

Phần bụi và bột vụn không phân biệt được bằng mắt thường được tính vào mục tạp chất.

Xác định tạp chất lẫn trong dược liệu

Tạp chất lẫn trong dược liệu bao gồm tất cả các chất ngoài quy định của dược liệu đó như: Đất, đá, rơm rạ, cây cỏ khác, các bộ phận khác của cây không quy định làm dược liệu, xác côn trùng...

Cách xác định

Cân một lượng mẫu vừa đủ đă được chỉ dẫn trong chuyên luận, dàn mỏng trên tờ giấy, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp, khi cần có thể

dùng rây để phân tách tạp chất và dược liệu. Cân phần tạp chất và tính phần trăm như sau:

a: Khối lượng tạp chất tính bằng gam p: Khối lượng mẫu thử tính bằng gam

Cách xác định độẩm

Ðộ ẩm là lượng nước chứa trong 100g dược liệu. Dược liệu tươi thường chứa một lượng nước rất lớn: lá chứa khoảng 60- 80% nước, thân và cành chứa khoảng 40- 50% nước. Không có một dược liệu nào đạt độ khô tuyệt đối (độ ẩm 0 %), nhưng đối với mỗi dược liệu đều được quy định một độ ẩm an toàn. Ðể bảo quản tốt, dược liệu cần có độẩm bằng hoặc dưới độẩm an toàn.

Xác định độ ẩm là công việc đầu tiên phải làm khi tiến hành xác định chất lượng một dược liệu. Hàm lượng các hoạt chất như tinh dầu, chất béo, alcaloid, glycozit v.v... dều được quy định tính trên trọng lượng khô tuyệt đối của dược liệu. Việc xác định độ ẩm còn được tiến hành định kỳ hàng năm 2 lần trong các đợt kiểm kê dược liệu theo quy định của nhà nước.

Dược liệu là lá, rễ, thân cần được chia nhỏ trước khi xác định độ ẩm. Dược liệu là nụ hoa, hạt nhỏ có thể tiến hành xác định trực tiếp mà không cần chia nhỏ.

Cho vào chén cân dùng để xác định độ ẩm, có nắp và đã được cân bì trước 5- 10g dược liệu. Chén cân cần có kích thước thích hợp để lớp dược liệu cho vào không dày quá 5 mm. Cho chén chứa dược liệu (đã mở nắp) vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100- 1050C trong 1 giờ. Cho chén vào bình hút ẩm

đến khi nguội. Ðậy nắp và cân. Làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg. Độ ẩm (x %) của dược liệu được tính theo công thức sau:

p: Số gam của mẫu thử trước khi sấy a: Số gam của mẫu thử sau khi sấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)