Ảnh hưởng của quá trình sơ chế đến hiệu xuất thu hồi sản phẩm địa liền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền. (Trang 45)

Đểđánh giá ảnh hưởng của quá trình sơ chế (phương pháp thái) đến tỷ lệ

tổn thất nguyên liệu, phương pháp thái tay và phương pháp thái máy được

đánh giá so sánh mức độ tổn thất nguyên liệu sau khi thái. Kết quảđược trình bày trong bảng 4.2

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của quá trình sơ chế đến hiệu xuất thu hồi sản phẩm địa liền

Chỉ tiêu theo dõi Phương pháp thái lát

Dao thái Máy thái

Khối lượng nguyên liệu ban đầu

260 260

Khối lượng nguyên liệu sau khi thái

240 230 Tỷ lệ hao hụt (%) 7,7 11,5 215 220 225 230 235 240 245 250 255 260 kg

Dao thái Máy thái

Phương pháp thái lát

Khối lượng nguyên liệu ban đầu

Khối lượng nguyên liệu sau khi thái

Hình 4.1: khi lượng địa lin qua các công đon sơ chế

Từ bảng 4.2 có thể thấy nguyên liệu sau khi bổ có sự hao hụt dao động trong khoảng từ 7,7-11,5 %. Số liệu tổn thất nguyên liệu sau thái trong hai phương pháp thái khác nhau đáng kể. Phương pháp thái tay có tỷ lệ tổn thất là 7,7% trong khi phương pháp thái máy có tỷ lệ tổn thất cao là 11,5%. Điều này

được giải thích là do đặc tính cử nguyên liệu rất mềm, sử dụng máy thái sẽ

liệu sau công đoạn sơ chế, củ địa liền nên được sử dụng dao thái tay để thái

địa liền.

4.3. Ảnh hưởng của phương pháp sấy đến chất lượng địa liền

Để lựa chọn được phương án sấy cho quy trình sơ chế bảo quản địa liền, hai phương pháp sấy được lựa chọn để so sánh là phương pháp sấy hồng ngoại và phương pháp sấy đối lưu. Do địa liền là loại dược liệu có hàm lượng tinh dầu cao nên nhiệt độ sấy được lựa chọn là 40oC, 50oC và 60oC tại cả hai phương pháp sấy. Các chỉ tiêu theo dõi là hoạt tính dược liệu EPMC, đánh giá cảm quan và tỷ lệ tổn thất.

4.3.1. nh hưởng ca phương pháp sy hng ngoi đến cht lượng ca địa lin

4.3.1.1. Ảnh hưởng của phương pháp sấy hồng ngoại đến hoạt ính EPMC của

địa liền

Nguyên liệu sau khi được rửa sạch, thái lát và đưa đi sấy trong thiết bị

sấy hồng ngoại tại các công thức: CT1: 40oC, CT2 : 50oC và CT3: 60oC đến khi nguyên liệu đạt độẩm 12% thì kết thúc quá trình sấy. Sản phẩm được đưa

đi phân tích hoạt tính EPMC, kết quảđược thể hiện trên hình 4.2

4.2 4.74 5.8 0 1 2 3 4 5 6 % M6 M1 M4 Hàm lượng EPMC Hàm lượng EPMC

Hình 4.2: nh hưởng ca chếđộ sy hng ngoi đến hot tính EPMC trong mu địa lin.

Hình 4.2. thể hiện rất rõ ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hoạt tính EPMC trong sản phẩm địa liền. Có thể thấy nhiệt độ càng cao, hoạt tính EPMC càng cao. Tại nhiệt độ sấy 40oC có hoạt tính EPMC là thấp nhất (4,2%), hoạt tính EPMC đạt giá trị 4,74% tại nhiệt độ sấy 50oC và đạt giá trị

cao nhất 5,8% khi địa liền được sấy tại nhiệt độ 60oC. Như vậy, đểđạt được hoạt tính là tốt nhất và có thời gian sấy ngắn nhất thì chế độ địa liền nên sấy tại nhiệt độ 60oC bằng thiết bị sấy hồng ngoại

4.3.1.2. Ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan của

địa liền

Các mẫu nguyên liệu sau khi rửa sạch, thái lát và được sấy bằng thiết bị

sấy hồng ngoại tại các nhiệt độ 40oC, 50oC và 60oC tương ứng với các công thức CT1, CT2 và CT3 đến khi sản phẩm sấy đạt độẩm 12% thì kết thúc quá trình sấy. Sản phẩm được đưa đi đánh giá chất lượng cảm quan trên hai chỉ

tiêu màu sắc và mùi vị. Kết quảđược trình bày trong bảng 4.3

Bảng 4.3: ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan địa liền Chỉ tiêu Nhiệt độ ( o C) 40 50 60 Màu sắc 3.8 dc 4,2 bc 5a Mùi vị 3.6 c 3.8 cb 5 a Số liệu bảng 4.3 đã phản ánh rõ nét ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan của địa liền. Nhìn vào bảng ta thấy ở chế độ

sấy hồng ngoại tại 60oC có màu sắc đẹp nhất và có mùi thơm đặc trưng tương

ứng với điểm cảm quan là 5 và 5, trong khi tại các nhiệt độ sấy 40oC và 50oC có màu sắc và mùi thơm nhạt, kém đặc trưng hơn so với nguyên liệu ban đầu.

Như vậy, ở chế độ sấy hồng ngoại tại 60oC cho hoạt tính EPMC là cao nhất,

đồng thời cho chất lượng cảm quan là tốt nhất

4.3.1.3. Ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến tỷ lệ tổn thất sau sấy của

địa liền

Củđịa liền 2 năm tuổi được thu hoạch, rửa sạch và tiến hành thái lát. Sau

đó địa liền được đưa đi sấy bằng thiết bị sấy hồng ngoại tại các công thức: CT1: 40oC, CT2: 50oC và CT3: 60oC đến khi nguyên liệu đạt độẩm 12% thì kết thúc quá trình sấy. Các mẫu thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sản phẩm được tiến hành xác định khối lượng sau sấy và được thể hiện trên bảng 4.4 và hình 4.3

Bẳng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ sấy đến tỷ lệ tổn thất sau sấy của địa liền

Nhiệt độ 40 50 60 Nguyên liệu ban đầu (kg) 40 40 40 Nguyên liệu sau sấy (kg) 8 8 8 Tỷ lệ hao hụt (%) 80 80 80 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nhiệt độ Nguyên liệu ban đầu (kg) Nguyên liệu sau sấy (kg) Tỷ lệ hao hụt (%) Series1 Series2 Series3

Hình 4.3: nh hưởng ca chếđộ sy đến t l tn tht sau sy ca địa lin

Nhìn vào hình 4.3 có thể thấy nhiệt độ không ảnh hưởng đến sự khác nhau đến tỷ lệ tổn thất giữa các công thức. Mức hao hụt nguyên vật liệu do quá trình mất nước của nguyên liệu trong quá trình sấy tại các công thức CT1, CT2 và CT3 đều có giá trị là 80%.

4.3.2. nh hưởng ca phương pháp sy đối lưu đến cht lượng dược liu

địa lin

4.3.2.1. Ảnh hưởng của chếđộ sấy đối lưu đến hoạt tính EPMC của địa liền

Các mẫu nguyên liệu sau khi rửa sạch, thái lát và được sấy bằng thiết bị

sấy hồng ngoại tại các nhiệt độ 40oC, 50oC và 60oC tương ứng với các công thức CT3, CT4 và CT5 đến khi sản phẩm sấy đạt độẩm 12% thì kết thúc quá trình sấy. Sản phẩm được đưa đi đánh giá chất lượng cảm quan trên hai chỉ

tiêu màu sắc và mùi vị. Kết quảđược trình bày trong hình 4.4

4.22 4.68 4.72 3.9 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 % M3 M2 M5 Hàm lượng EPMC Hàm lượng EPMC Hình 4.4: nh hưởng ca chếđộ sy đối lưu đến hot tính EPMC ca địa lin

Hình 4.4: thể hiện rất rõ ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hoạt tính EPMC trong sản phẩm địa liền. Có thể thấy nhiệt độ càng cao, hoạt tính EPMC càng

cao. Tại nhiệt độ sấy 40oC có hoạt tính EPMC là thấp nhất (4,22%), hoạt tính EPMC đạt giá trị 4,68% tại nhiệt độ sấy 50oC và đạt giá trị cao nhất 4,72% khi địa liền được sấy tại nhiệt độ 60oC. Như vậy, để đạt được hoạt tính là tốt nhất và có thời gian sấy ngắn nhất thì chếđộđịa liền nên sấy tại nhiệt độ 60oC bằng thiết bị sấy đối lưu

4.3.2.2. Ảnh hưởng của chếđộ sấy đối lưu đến chất lượng cảm quan của địa liền

Các mẫu nguyên liệu sau khi rửa sạch, thái lát và được sấy bằng thiết bị

sấy hồng ngoại tại các nhiệt độ 40oC, 50oC và 60oC tương ứng với các công thức CT4, CT5 và CT6 đến khi sản phẩm sấy đạt độẩm 12% thì kết thúc quá trình sấy. Sản phẩm được đưa đi đánh giá chất lượng cảm quan trên hai chỉ

tiêu màu sắc và mùi vị. Kết quảđược trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan địa liền

Chỉ tiêu Nhiệt độ (o C) 40 50 60 Màu sắc 3.6 d 4 dc 4,6ba Mùi vị 3.4 c 3.6 a 4,4ba Số liệu bảng 4.5 đã phản ánh rõ nét ảnh hưởng của chế độ sấy hồng ngoại đến chất lượng cảm quan của địa liền. Nhìn vào bảng ta thấy ở chế độ

sấy hồng ngoại tại 60oC có màu sắc đẹp nhất và có mùi thơm đặc trưng gần tương ứng với điểm cảm quan là 4,6 và 4,4, trong khi tại các nhiệt độ sấy 40oC và 50oC có màu sắc và mùi thơm nhạt, kém đặc trưng hơn so với nguyên liệu ban đầu. Như vậy, ở chế độ sấy đối lưu tại 60oC cho hoạt tính EPMC là cao nhất, đồng thời cho chất lượng cảm quan là tốt nhất

4.3.2.3. Ảnh hưởng của chếđộ sấy đối lưu đến tỷ lệ hao hụt sau sấy của địa liền

Củđịa liền 2 năm tuổi được thu hoạch, rửa sạch và tiến hành thái lát. Sau

đó địa liền được đưa đi sấy bằng thiết bị sấy hồng ngoại tại các công thức: CT4: 40oC, CT5: 50oC và CT6: 60oC đến khi nguyên liệu đạt độẩm 12% thì kết thúc quá trình sấy. Các mẫu thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sản phẩm được tiến hành xác định khối lượng sau sấy và được thể hiện trên bảng 4.6 và hình 4.5

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chế độ sấy đối lưu đến tỷ lệ hao hụt sau sấy của địa liền

Nhiệt độ 40 50 60

Nguyên liệu ban đầu (kg) 40 40 40

Nguyên liệu sau sấy (kg) 8 8 8

Tỷ lệ hao hụt (%) 80 80 80

Hình 4.5: nh hưởng ca chếđộ sy đối lưu đến t l hao ht sau sy

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nhiệt độ Nguyên liệu ban đầu (kg) Nguyên liệu sau sấy (kg) Tỷ lệ hao hụt (%) Series1 Series2 Series3

ca địa lin

Nhìn vào hình 4.5 có thể thấy nhiệt độ không ảnh hưởng đến sự khác nhau đến tỷ lệ tổn thất giữa các công thức. Mức hao hụt nguyên vật liệu do quá trình mất nước của nguyên liệu trong quá trình sấy tại các công thức CT4, CT5 và CT6 đều có giá trị là 80%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu địa liền. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)