sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dược Bình Lục.
Thực trạng rủi ro.
Theo những dữ liệu thứ cấp của Công ty cung cấp thì hiện nay Công ty có những phương pháp nhận dạng rủi ro trong sản xuất kinh doanh như:
Công ty đã tiến hành lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: thông qua các câu hỏi như: Hoạt động sản xuất và kinh doanh đã gặp những rủi ro nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện? Thời gian xuất hiện? Biện pháp tài trợ và kết quả đạt được?
Công ty đã thanh tra hiện trường xảy ra rủi ro. Sau đó tiến hành phân tích đánh giá và nhận dạng các rủi ro có thể gặp trong tương lai.
Công ty thường xuyên phân tích các báo cáo của các phòng ban về hoạt động kinh doanh, các báo cáo về tình hình tài sản, các hao mòn và rủi ro gặp phải. Đây là phương pháp thông dụng nhất mà Công ty thường xuyên sử dụng.
Có thể nhận thấy Công ty đã áp dụng khá nhiều phương pháp nhận dạng rủi ro kinh doanh. Tất cả hoạt động nhận dạng rủi ro trên đều được công ty giao cho phòng kinh doanh đảm nhiệm. Tuy nhiên đây cũng là điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro của Công ty khi không có bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Vì vậy hoạt động quản trị rủi ro không đạt được kết quả cao nhất.
Nguồn gốc của rủi ro: Qua các số liệu thu thập được cho thấy các rủi ro Công ty gặp phải trong ba năm gần đây chủ yếu là:
Từ môi trường bên trong của Công ty: hàng hóa hỏng,.
Từ môi trường bên ngoài: phá sản của nhà cung ứng, trong quá trình vận chuyển, thanh toán, mất khách hàng – thị trường, chính sách pháp luật.
Các rủi ro của Công ty đã gặp phải trong ba năm qua có thể được nghiên cứu về các nội dung sau:
Phân tích hiểm họa:
Sự phá sản của nhà cung ứng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty, làm tăng chi phí mua, không mua được hàng và hàng mua không đảm bảo chất lượng và yêu cầu. Tất cả những vấn đề này đều có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro và tổn thất.
Quá trình vận chuyển: Hiện Công ty vẫn chưa đáp ứng đủ hết các phương tiện xe nên thường phải thuê xe với chi phí cao và xe không đảm bảo chất lượng dẫn đến việc làm cho sản phẩm thuốc được vận chuyển bị hỏng.
Thanh toán, tỷ giá: việc thanh toán hàng hóa chậm và tỷ giá biến đổi gây cho Công ty nhiều tổn thất.
Mất khách hàng – thị trường làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty bị ì ạch, khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, giảm doanh thu.
Chính sách pháp luật nhiều thay đổi liên tục và chồng chéo nhau khiến cho Công ty gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những quy định từ Nhà nước như: chính sách quản lý giá thuốc, chính sách về một số loại thuốc cấm mua bán…
Phân tích nguyên nhân rủi ro: Qua các dữ liệu thứ cấp thu được cho thấy các vụ rủi ro Công ty gặp phải chủ yếu là do thị trường kinh doanh ngày càng trở nên biến động do khủng hoảng nền kinh tế và do Công ty chưa xây dựng được quy trình quản trị rủi ro hiệu quả.
Phân tích tổn thất: Trong các vụ rủi ro đã xảy ra công ty đã gặp phải các tổn thất sau:
Tổn thất về tài sản: hỏng hàng hóa, hỏng phương tiện vận chuyển, mất nhà cung ứng, mất khách hàng…
Trên thực tế Công ty không phải gánh chịu tổn thất về nhân lực.
Đo lường, đánh giá rủi ro.
Một số rủi ro được nhận dạng tại công ty trong những năm gần đây. Bảng 2.5: Tình hình xảy ra rủi ro kinh doanh trong những năm gần đây.
Những rủi ro Số lần xảy ra năm 2012 Số lần xảy ra năm 2013 Số lần xảy ra năm 2014 Tổng số lần xảy ra
Rủi ro trong quá trình vận
chuyển 4 3 2 9
Rủi ro hàng hóa bị hỏng 5 8 7 20
Rủi ro do sự phá sản của
nhà cung ứng 2 4 5 11
Rủi ro thanh toán, tỉ giá 3 2 2 7
Rủi ro mất khách hàng, thị
trường 1 3 2 6
Rủi ro liên quan đến chính
sách pháp luật 1 0 0 1
Rủi ro do nhân viên nghỉ việc mang theo danh sách
khách hàng. 1 1 0 2
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh.
Nhận xét: Từ các dữ liệu thứ cấp của Công ty có thể thấy:
Các rủi ro thường xuyên xảy ra: rủi ro vận chuyển, rủi ro hàng hóa bị hỏng, rủi ro phá sản của nhà cung ứng.
Các rủi ro xảy ra ở mật độ bình thường: rủi ro thanh toán tỷ giá, rủi ro mất khách hàng thị trường.
Các rủi ro ít khi xảy ra: rủi ro liên quan đến chính sách pháp luật; Rủi ro do nhân viên nghỉ việc mang theo danh sách khách hàng.
Có thể nhận thấy tình hình xảy ra rủi ro ở Công ty những năm qua là khá lớn và liên tục, các rủi ro vẫn thường xuyên lặp đi lặp lại. Có những rủi ro năm sau còn xảy ra nhiều hơn năm trước. Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro của Công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Về mặt định lượng: Qua số liệu về rủi ro và tổn thất trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014 có bảng đo lường tổn thất sau:
Bảng 2.6: Bảng đo lường tổn thất
Đơn vị: Triệu đồng
Đối tượng tổn thất Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Hàng hóa bị hỏng 106,2 137,1 110,4
Sự phá sản của nhà cung ứng 90,5 108,6 97,0
Thanh toán, tỉ giá 70,2 79,5 81,4
Mất khách hàng, thị trường 105,6 123,1 119,2
Chi phí liên quan đến chính sách
pháp luật 0 65,1 0
Tổng 452,8 639,4 511,5
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của phòng kế toán – tài chính.
Nhận xét: Qua bảng đo lường tổn thất của Công ty trên ta thấy Công ty phải chịu tổn thất nhiều nhất (năm 2013) do hàng hóa bị hỏng với con số nên đến 137,1 triệu đồng. Và các tổn thất do rủi ro gây nên ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều này cũng cho thấy tần suất rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến biên độ rủi ro.
Qua bảng số liệu thống kê tình hình xảy ra rủi ro kinh doanh(bảng 2.5) và đánh giá tổn thất trên(bảng 2.6) có thể thiếp lập bảng đo lường rủi ro qua các năm
Bảng 2.7: Bảng đánh giá rủi ro
Năm Tần số rủi ro Biên độ rủi ro
2012 Thấp Thấp
2013 Cao Cao
2014 Thấp Cao
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả báo cáo của phòng kinh doanh.
Như vậy: Qua bảng đánh giá trên có thể thấy: Năm 2013 là năm có tần số các vụ rủi ro xảy ra cao và biên độ rủi ro cao. Bên cạnh đó ta thấy các năm càng về sau thì biên độ rủi ro càng lớn mà một trong những nguyên nhân là do tác động của lạm phát và giá của các loại chi phí đều được đẩy lên cao.
Về mặt định tính: Khi các rủi ro xảy ra Công ty đều không thể xử lý được, điều này làm giảm uy tín và cơ hội kinh doanh khi các đối thủ cạnh tranh của Công ty có cơ hội nhảy vào. Những rủi ro này Công ty rất khó có thể đo lường chính xác nhưng rõ ràng nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh và uy tín Công ty.
Kiểm soát và tài trợ rủi ro
Công ty huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm chia sẻ rủi ro, dược Bình Lục đã tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể là: vốn chủ yếu từ chủ sử hữu; còn lại là vốn đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Công ty hàng năm đều mua bảo hiểm cho các CBCNV, phương tiện sản xuất, ngoài ra hàng hóa cũng được mua bảo hiểm một phần. Trong các vụ rủi ro đã xảy ra Công ty đều được bảo hiểm chi trả chi phí.
Mua bảo hiểm cho người lao động, trang bị đồ dùng, dụng cụ, bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động.
Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau( vốn cá nhân of HĐQT, trích quỹ dự phòng hang năm của công ty,…)