Phân tích thực trạng hệ thống thống tin quản lý lương tại công ty Cổ phần SIS Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý lương tại công ty Cổ phần SIS Việt Nam (Trang 31)

phần SIS Việt Nam

Công tác chấm công

Công tác chấm công tại SIS Việt Nam được thực hiện như sau: Công ty đã trang bị máy chấm công nên hàng ngày, nhân viên cầm thẻ chấm công của mình để máy ghi lại các thông tin về ngày đi làm, giờ đến và giờ về của nhân viên. Cuối mỗi tuần, phòng Hành chính – Tổng hợp sẽ thu thẻ công đã chấm và phát thẻ mới cho nhân viên. Đồng thời, dựa vào thẻ chấm công của nhân viên để lên bảng chấm công cho toàn công ty bằng Excel. Việc chấm công khi nhân viên làm thêm giờ cũng được theo dõi theo cách như trên.

Nguyên tắc tính trả lương

Theo điều 55 Bộ luật lao động, tiền lương của người lao động do người sử dụng lao động và hiệu quả công việc. Theo Nghị định 197/NĐ-CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ; làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó thông qua hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và theo quy định tại Nghị định 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu là 1.050.000 đồng/tháng.

Hiện tại, công ty sử dụng hình thức tính lương đó là tính lương theo thời gian. Lương cơ bản của một nhân viên là cố định và là cơ sở để tính lương cho nhân viên. Tại công ty Cổ phần SIS Việt Nam ban giám đốc cùng kế toán công ty dựa trên các quy định và luật về lương để soạn thảo ra một chế độ và quy chế tính lương riêng có của công ty. Trong đó, lương cơ bản của nhân viên được tính theo hệ số lương.

Số ngày công chuẩn tại SIS Việt Nam: số ngày công chuẩn là một số không cố định mà thay đổi theo từng tháng. Nó được tính bằng số ngày trong tháng trừ đi các ngày

chủ nhật. Ví dụ, tháng 4/2012 có số ngày công chuẩn là 25. Ngày lễ, như ngày 30/04/2012 rơi vào thứ hai thì nhân viên không phải đi làm nhưng vẫn được chấm công.

Khi một nhân viên nộp hồ sơ và phỏng vấn vào công ty, dựa vào năng lực, sự thỏa thuận giữa công ty và nhân viên và bậc lương của nhân viên đó được xác định. Trong quá trình làm việc, dựa trên số năm công tác, năng lực làm việc mà nhân viên sẽ được tăng bậc lương.

Công thức tính lương theo thời gian:

Tiền lương thực lĩnh = Tiền lương – BHYT – BHXH + Phụ cấp + Thưởng – Phạt. Trong đó: Thực hiện tính lương : Dựa vào hệ số lương để tính lương cho nhân viên.

Tiền lương = Hệ số lương * Lương cơ bản Bảo hiểm y tế = 1,5% * Tiền lương cơ bản Bảo hiểm xã hội = 8% * Tiền lương cơ bản Ăn trưa: 20.000 đồng/1 người/bữa ăn.

Phụ cấp xăng xe tùy từng bộ phận, chức vụ như sau:

+ Giám đốc: 350.000 đồng/1 tháng

+ Trưởng phòng: 300.000 đồng/1tháng

+ Phó phòng, trưởng nhóm dự án: 250.000 đồng/1tháng

+ Nhân viên: 220.000 đồng/1tháng

Phụ cấp điện thoại: tuỳ theo bộ phận, chức vụ mà có mức phụ cấp khác nhau, tương tự phụ cấp xăng xe, được quy định cấp bậc, chức vụ.

Mặt khác để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động công ty đã kết hợp chế độ thưởng khuyến khích vật chất tạo ra hiệu quả trong công việc. Người lao động sẽ say mê hứng thú tạo sự tự học hỏi nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và họ sẽ gắn trách nhiệm của mình với lợi ích của công ty nơi họ đang làm việc và cống hiến.

Một số chế độ khác khi tính lương:

Chế độ thưởng: Là khoản tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong cơ cấu thu nhập của người lao động tiền lương có tính chất ổn định, thường xuyên còn tiền thưởng là phần thêm phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền thưởng:

Đối tượng xét thưởng: Lao động có việc làm tại công ty từ ba tháng trở lên có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Mức thưởng: Thưởng một năm không thấp hơn một tháng lương được căn cứ vào hiệu quả đóng góp của người lao động qua năng suất, chất lượng công việc. Thời gian làm việc tại công ty nhiều thì chế độ hưởng nhiều hơn.

Các loại tiền thưởng: Bao gồm tiền thưởng thi đua (trích từ quỹ khen thưởng), tiền lương trong sản xuất kinh doanh (nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, có phát minh sáng kiến).

Chế độ phụ cấp thực hiện Theo Điều 4 Thông tư liên bộ số 20/LB-TT ngày 02/06/1993 của Liên bộ Lao động – Thương binh xã hội – Tài chính

Chế độ trả lương khi ngừng nghỉ việc: Theo quy định tại Điều 62 Bộ Lao động:

Nếu ngừng việc không phải do lỗi của người lao động thì người lao động được trả nguyên lương;

Nếu do lỗi của người lao động thì người có lỗi không được trả lương, những người khác phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định;

Nếu vì nguyên nhân khách quan thì người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Chế độ trả lương làm thêm giờ: Theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung người sử dụng có trách nhiệm trả tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm cho người lao động như sau:

Tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương cấp bậc, chức vụ x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.

Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động.

Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả theo thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động).

Mức trả lương làm thêm giờ bằng 150%, 200%, 300%, làm việc vào ban đêm bằng 130% là mức bắt buộc doanh nghiệp, cơ quan phải trả khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Thực trạng về hệ thống thông tin quản lý lương SIS Việt Nam

Mức độ hài lòng về việc quản lý lương hiện tại bằng excel của công ty Cổ phần SIS Việt Nam:

Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng về việc quản lý lương hiện tại

Nhìn chung, có tới 80% số nhân viên được hỏi không hài lòng với việc quản lý lương hiện tại. Việc quản lý lương hiện tại đã tỏ ra không hiệu quả, không quản lý và đáp ứng được công tác chấm công và tính lương diễn ra trong công ty. Chức năng quản lý lương của hệ thống không đáp ứng được 80% yêu cầu của cán bộ, nhân viên công ty. Một phần là do đặc thù hoạt động của công ty khiến các nhân viên thường phải đi công tác, làm việc ở bên ngoài nên gây khó khăn cho hệ thống thông tin hiện tại trong việc chấm công, cập nhật bảng lương và tính lương...

Mức độ hài lòng về chức năng quản lý khen thưởng, kỷ luật:

Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng về chức năng quản lý khen thưởng, kỷ luật.

Chức năng quản lý quá trình khen thưởng kỷ luật của công ty cũng chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của công ty. Có 30% ý kiến không hài lòng với chức năng quản lý khen thưởng của hệ thống bên cạnh 30% ý kiến tỏ ra khá hài lòng và 40% ý kiến trả lời hài lòng với chức năng này.

Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về chức năng thống kê báo cáo.

Các báo cáo của hệ thống chưa đầy đủ và hoàn chỉnh để đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin cho quá trình ra quyết định nhân sự của ban lãnh đạo. Hệ thống chưa tự động in ra được các báo cáo khai thác thông tin đã nhập. Các ý kiến cho rằng số báo cáo đáp ứng tốt và tương đối tốt được yêu cầu đề ra là 20% và 30%, còn lại là không đáp ứng được nhu cầu quản lý.

Được hỏi về yêu cầu chức năng của HTTT quản lý lương mới, các chức năng được quan tâm nhiều nhất là quản lý chấm công, thống kê báo cáo và tiếp đến là quá trình khen thưởng, kỷ luật.

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý lương tại công ty Cổ phần SIS Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w