tai tượng
Nhằm xác định điều kiện xử lý phù hợp cho xử lý nhiệt gỗ Keo tai tượng với điều kiện thí nghiệm mẫu nhỏ, Luận án đã tiến hành giải bài toán tối ưu theo phương pháp trao đổi giá trị phụ.
Mục đích của bài toán này là tìm ra thời gian xử lý nhiệt t (h) và nhiệt độ xử lý T (oC) để tạo ra loại gỗ Keo tai tượng biến tính nhiệt có chất lượng tốt nhất. Cụ thể điều kiện yêu cầu đồng thời đối với từng chỉ tiêu như sau:
+ Yêu cầu đối với các hàm mục tiêu: - Độ tổn hao khối lượng (ML) nhỏ nhất; - Độ tổn hao kích thước (DL) nhỏ nhất; - Hệ số chống trương nở (ASE) lớn nhất; - Hiệu suất chống hút nước (WRE) lớn nhất; - Độ tăng cường độ nén dọc thớ (ICS) lớn nhất; - Độ giảm độ bền uốn tĩnh (DMOR) nhỏ nhất;
- Độ giảm mô đun đàn hồi uốn tĩnh (DMOE) nhỏ nhất; - Độ giảm độ bền kéo trượt màng keo (DSG) nhỏ nhất.
+ Các phương trình tương quan đã được lập ở phần trên như sau: - Độ tổn hao khối lượng (ML)
ML = 126,06 – 1,47T + 0,0044T2 – 0,85t + 0,0065Tt – 0,0035t2 - Độ tổn hao kích thước (DL) DL = 30,81 – 0,349T + 0,001T2 – 0,436t + 0,0027Tt + 0,0049t2 - Hệ số chống trương nở (ASE) ASE = 257,74 – 3,505T + 0,0115T2 + 4,035t + 0,003Tt – 0,19t2 95
- Hiệu suất chống hút nước (WRE)
WRE = -212,55 + 1,982T - 0,0042T2 + 1,61t - 0,0066Tt + 0,0034t2 - Độ tăng cường độ nén dọc (ICS)
ICS = 86,959 – 1,098T + 0,0035T2 - 4,66t + 0,032Tt – 0,028t2 - Độ giảm độ bền uốn tĩnh (DMOR)
DMOR = 774,969 – 8,464T + 0,0233T2 - 9,575t + 0,0459Tt + 0,154t2 - Độ giảm mô đun đàn hồi uốn tĩnh (DMOE)
DMOE = 291,18 – 3,35T + 0,0097T2 + 0,105t - 0,0025Tt + 0,057t2 - Độ giảm độ bền kéo trượt màng keo (DSG)
DSG = 226,4 – 2,99T + 0,0097T2 + 3,5t - 0,015Tt
Giải hệ phương trình gồm các phương trình tương quan trên với các điều kiện của hàm mục tiêu, kết quả thu được như sau:
- Nhiệt độ: T = 191,25 oC - Thời gian: t = 5,78 h
Thay vào phương trình tương quan đã lập thu được các kết quả sau: ML = 8.01 %; DL = 1,26 %; ASE = 28,33% ; WRE = 15% ; ICS = 12,49% ; DMOR = 9%; DMOE = 5,03%; DSG = 13%.