Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) (Trang 73)

- Sản lượng thủy sản tăng là do sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng tăng, còn giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh là do sản

2. Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp

trí tuệ? 0,5

- Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu

lệ thuộc thị trường. 0,25

- Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động tay nghề cao, năng động; là

đất nước có trình độ khoa học và công nghệ cao,... 0,25

II. (1,5 (1,5 điểm)

Cho biết biểu hiện và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hiệu ứng fơn? Sự đối lập giữa sườn đông và sường tây về nhiệt độ và lượng mưa? Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của hiệu ứng fơn.

1,5

* Cho biết biểu hiện và khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của hiệu ứng fơn:

- Biểu hiện: vào mùa hè khu vực chịu ảnh hưởng của hiệu ứng fơn có nhiệt độ cao hơn hẳn: trên 280C, những khu vực không chịu ảnh hưởng: dưới 280C; độ ẩm và lượng mưa rất thấp.

0,25

- Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất nước ta là: Duyên hải (ven

biển) Bắc Trung Bộ. 0,25

* Sự đối lập nhau giữa sườn đông và sường tây ở nước ta về nhiệt độ và lượng mưa: hai sườn của một dãy núi luôn có sự đối lập nhau, sườn đón gió có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, lượng mưa lớn; còn sườn khuất gió thì ngược lại.

0,25

* Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng:

- Nguyên nhân: do chế độ gió mùa (hướng gió) vuông góc với hướng của các dãy núi, nhất là các dãy chạy theo hướng tây bắc - đông nam chặn chế độ gió mùa gây ra hiệu tượng trên.

0,25 - Ảnh hưởng:

+ Gây ra nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp như: đất đai khô cằn, thiếu nước để trồng trọt và chăn nuôi, năng suất thấp,…

0,25 Ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người, gây ra nhiều dịch 0,25

bệnh,…

III.(2,5 (2,5 điểm)

1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta. 1,25

Năm 2006 mật độ dân số nước ta là 254 người/km2 nhưng phân bố

không đều: 0,25

- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

+ Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật độ dân số cao, ví dụ như: Đồng bằng sông Hồng với 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2.

0,25 + Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm

1/4 dân số nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2.

0,25 - Không đều trong nội bộ một vùng hay một địa phương (dẫn chứng

một vùng hoặc một địa phương) 0,25

- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, năm 2005: nông

thôn là 73,1%, thành thị 26,9%. 0,25

2. Tại sao có sự phân bố dân cư như vậy? Ảnh hưởng của sự phân

bố trên đến phát triển kinh tế xã hội? 1,25

* Sự phân bố dân cư như vậy là do:

- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, nguồn nước, địa hình,… 0,25 - Điều kiện KT-XH: trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ,… 0,25

* Hậu quả:

- Sự phân bố không đều giữa đồng bằng và TDMN:

+ Khu vực đồng bằng tập trung dân số quá đông làm cho diện tích canh tác bình quân theo đầu người đã thấp lại càng thấp (ví dụ như ở Đồng bằng sông Hồng), tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm nên nhiều vấn đề xã hội nảy sinh

0,25

+ Khu vực trung du miền núi: giàu tài nguyên, thiếu lao động gây khó khăn cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế làm cho sự chênh lệch kinh tế giữa miền ngược với miền xuôi còn cao.

0,25 - Sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: nông thôn thiếu

việc làm dẫn đến làn sóng nhập cư vào đô thị gây sức ép dân số tại các đô thị: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn XH,...

0,25

IV.(2,0 (2,0 điểm)

Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản nước ta. Đặc điểm đó

tác động đến sự phát triển công nghiệp của nước ta như thế nào? 2,0

* Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam: 1,0

- Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng gồm có 3 nhóm chính: nhóm năng lượng (than, dầu khí), nhóm kim loại (sắt, đồng, thiếc, bôxít,…) và nhóm phi kim loại (Apatit, đá vôi,…).

- Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ, phân

bố phân tán, lẻ tẻ. 0,25

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như: than

đá, dầu khí, bôxit, vật liệu xây dựng,… 0,25

- Khoáng sản phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở trung

du, miền núi; nhất là ở Trung du miền núi Bắc Bộ. 0,25

* Tác động của nó đến sự phát triển công nghiệp của nước ta: 1,0

- Thuận lợi:

+ Giàu khoáng sản thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.

0,25 + Nhiều loại khoáng sản thuận lợi để phát triển nhiều ngành công

nghiệp chế biến (công nghiệp chế biến đa dạng). 0,25 + Khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt tạo tiền đề để phát triển

công nghiệp quy mô lớn và lâu dài. 0,25

- Khó khăn:

Trữ lượng vừa và nhỏ, tập trung phân tán, chủ yếu ở trung du, miền núi nên khó khăn cho việc thăm dò và khai thác.

0,25

V.(2,5 (2,5 điểm)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu các khu vực

kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. 2,0

- Tính bán kính:

Coi r năm 2000 = 1 đơn vị bán kính.

Ta có: r năm 2010 = = 2,1

0,25

- Tính tỉ trọng của các khu vực kinh tế:

Bảng tỉ trọng giá trị tổng sản phẩm các khu vực kinh tế của nước ta từ 2000 - 2010 (đơn vị: %)

Năm

Khu vực KT 2000 2010

Nông, lâm, ngư nghiệp 24,5 20,6

Công nghiệp - xây dựng 36,7 41,6

Dịch vụ 38,8 37,8

0,25

- Vẽ biểu đồ: biểu đồ tròn.

Biểu đồ khác không cho điểm.

Yêu cầu: Vẽ cần chính xác, khoa học, rõ ràng, đạt được tính thẩm mỹ.

Ghi đủ các nội dung: tên biểu đồ, ký hiệu, ghi chú, số liệu, đơn vị, năm.

Lưu ý: nếu thiếu, sai mỗi nội dung trừ 0,25 điểm.

1,0 1 980 914 (tỉ đồng)

2. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. 1,0

* Nhận xét:

- Quy mô: năm 2010 lớn hơn năm 2000 4,5 lần do nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định.

0,25 - Cơ cấu:

+ Tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế có sự chênh lệch (Dẫn chứng). 0,25 + Tỉ trọng giữa các khu vực từ 2000 đến 2010 có sự chuyển dịch (Dẫn

chứng). 0,25

* Giải thích: Do tính chất của nền kinh tế ở từng giai đoạn có sự khác nhau, do nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

0,25 ---Hết--- ĐỀ SỐ 19: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ

Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (1,5 điểm)

Trình bày đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay.

Câu 2. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Chứng minh: “Tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú và đa dạng”. b. Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế nước ta?

Câu 3. (1,5 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Chứng minh rằng nguyên nhân gây mưa ở nước ta chủ yếu là do địa hình và hoàn lưu khí quyển.

Câu 4. (2.0 điểm)

Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: Hãy trình bày đặc điểm dân số nước ta.

Câu 5. (3,0 điểm)

Giá trị xuất, nhập khẩu của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển

năm 1990 và 2004 (đơn vị: tỉ USD) Năm Nhóm nước 1990 2004 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu Đang phát triển 990,4 971,6 1962,0 3687,8 3475,6 7163,4 Phát triển 2337,6 2456,0 4793,6 5357,5 5840,7 11198,2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển năm 1990 và 2004.

b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét.

---Hết---

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.

Họ và tên thí sinh: ………. Số báo danh: ………..

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ

Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên

Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang.

Câu Nội dung Điểm

Câu 1. (1,5 điểm)

Đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay:

- Kinh tế thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộng (gia tăng nguồn lực) sang phát triển theo chiều sâu (nâng cao hiệu quả).

- Nền kinh tế gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Kinh tế thế giới ngày càng hướng tới nền kinh tế tri thức. - Quá trình toàn cầu hoá kinh tế ngày càng phát triển mạnh.

- Kinh tế thế giới phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức gay gắt: nguy cơ khủng hoảng kinh tế tài chính.

- Các nước ngày càng có xu hướng lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế bền vững. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2. (2,0 điểm)

a. Tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng:

- Tài nguyên đất: nước ta có 331 212 km2 đất tự nhiên được chia làm 3 nhóm: nhóm đất feralit (trên đá badan, trên đá vôi và trên các loại đá khác), nhóm đất phù sa (phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát biển),

- Tài nguyên nước: rất phong phú gồm nước trên mặt (nước biển, sông, suối, ao hồ, kênh rạch...), nước ngầm và hơi nước trong khí quyển (tạo ra mưa).

- Tài nguyên khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa (nhiệt, ẩm cao) và có sự phân hoá (Bắc - Nam, theo mùa, theo độ cao).

- Tài nguyên sinh vật: sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài, có tính đa dạng sinh học cao. Tài nguyên rừng :12,7 triệu ha (năm 2005). Tài nguyên hải sản biển đa dạng, giàu có.

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng: dầu mỏ, than, bô xít, vật liệu xây dựng...

b. Sự phong phú đa dạng của tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: phát triển kinh tế:

- Có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng hoá về nông sản.

- Có cơ sở tài nguyên để xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, trong đó có các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Có điều kiện tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế khác: du lịch, dịch vụ. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3. (1,5 điểm)

Nguyên nhân gây mưa ở nước ta chủ yếu là do địa hình và hoàn lưu khí quyển:

* Mưa do địa hình:

- Ảnh hưởng của độ cao địa hình đến lượng mưa và sự phân bố mưa, cùng một dãy núi càng lên cao lượng mưa tăng, tới một độ cao nhất định độ ẩm không khí giảm sẽ không có mưa.

- Vùng đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít (dẫn chứng), hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa thấp.

* Mưa do hoàn lưu:

- Do nằm trong khu vực Đông Nam Á gió mùa nên nước ta có sự hoạt động điển hình của gió mùa.

+ Gió mùa Tây Nam là nguyên nhân gây mưa chính cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Gió mùa Đông Bắc đi qua biển gây mưa đáng kể cho các địa phương vùng ven biển Trung Trung Bộ.

- Do giông, bão, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới,… gây mưa lớn ở nhiều nơi, nhất là Duyên hải miền Trung.

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4. (2,0 điểm)

Đặc điểm dân số nước ta:

* Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:

- Đông dân:

+ Dân số nước ta: 84 156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong tổng

số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhưng dân số đông cũng gây khó khăn cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Nhiều thành phần dân tộc:

+ Nước ta có 54 dân tộc, nhiều nhất là người Kinh chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số.

+ Tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc (mức sống của bộ phận các dân tộc ít người còn thấp) gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

* Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:

- Dân số còn tăng nhanh:

+ Dân số nước ta tăng nhanh, nhất là nửa cuối thế kỉ XX, dẫn đến bùng nổ dân số. Tuy tỉ lệ tăng dân số những năm gần đây có giảm nhưng còn chậm (giai đoạn 1989 - 1999 là 1,7%, giai đoạn 2002 - 2005 còn 1,32%), mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

- Cơ cấu dân số trẻ:

+ Năm 2005 tỉ lệ dân số từ 0 - 14 tuổi chiếm 27%, từ 15 - 59 tuổi chiếm 64%, từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 9%.

+ Thuận lợi: lao động trẻ năng động, sáng tạo, mỗi năm bổ xung thêm khoảng 1,15 triệu lao động mới. Khó khăn cho sắp sếp việc làm, sức ép đối với giáo dục, y tế…

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5. (3,0 điểm) a. Vẽ biểu đồ: - Tính bán kính:

Coi rnhóm nước Đang phát triển, năm 1990 = 1 đơn vị bán kính Ta có rnhóm nước …, năm ….. = Năm Nhóm nước 1990 2004 Tỉ lệ bán kính Tỉ lệ bán kính Đang phát triển 1 1,9 Phát triển 1,6 2,4 - Tính cơ cấu:

Bảng cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990 và 2004 (đơn vị: %)

0,25

0,25

Tổng XNK, nhóm nước … năm … Tổng XNK, nhóm nước ĐPT năm 1990

Năm Nhóm nước 1990 2004 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng XNK Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng XNK Đang phát triển 50.5 49.5 100.0 51.5 48.5 100.0 Phát triển 48.8 51.2 100.0 47.8 52.2 100.0

- Vẽ biểu đồ: hình tròn (dạng bán nguyệt, hình quạt: hai nửa hình tròn

úp vào nhau, mỗi năm một hình tròn).

(Nếu vẽ biểu đồ 4 nửa hình tròn bằng nhau thì cho 1,0 điểm, nếu vẽ biểu đồ 4 hình tròn chỉ cho 0,5 điểm. Các biểu đồ khác không cho điểm).

Yêu cầu: Vẽ bút mực, chính xác, tương đối đúng tỉ lệ bán kính, rõ ràng và sạch đẹp, ghi đủ các nội dung: số liệu, ghi chú, tên biểu đồ, năm.

(Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).

b. Nhận xét:

- Quy mô xuất, nhập khẩu nhóm nước phát triển luôn lớn hơn nhóm nước đang phát triển. Quy mô xuất nhập khẩu của cả hai nhóm nước năm 2004 đều lớn hơn năm 1990.

- Cơ cấu: Nhóm nước đang phát triển luôn xuất siêu (xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu). Nhóm nước phát triển luôn nhập siêu (nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu).

0,5 1,5 0,25 0,25 ---Hết--- ĐỀ SỐ 20: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ

(Dành cho học sinh THPT không chuyên)

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Một phần của tài liệu Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 11 (kèm đáp án chi tiết) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w